Chuyển tới nội dung
Logo Your-E
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love
Menu
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love

Con Người Có Thể Chạy Nhanh Đến Mức Nào?

  • Tháng 7 27, 2021
  • 12:11 chiều
  • No Comments
Con người có thể chạy nhanh đến mức nào

Người chạy nhanh nhất trên thế giới hiện nay là vận động viên người Jamaica Usain Bolt, người đã chạy nước rút 100m tại Thế vận hội mùa hè năm 2008 ở Bắc Kinh với kỷ lục thế giới là 9,58s - tương đương với khoảng 37,6km/h (23,4 dặm/giờ). Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc chạy nước rút đó, Bolt đã đạt tốc độ đáng kinh ngạc 12,3m/s (27,51 dặm/giờ hoặc 44,28 km/h).

Usain Bolt tại Olympic
Ảnh: Getty Images

Là một hoạt động thể chất, chạy có chất lượng khác với đi bộ. Khi chạy, chân của một người gập lại và các cơ bị kéo căng một cách mạnh mẽ và sau đó co lại trong quá trình tăng tốc. Thế năng hấp dẫn và động năng có sẵn trong cơ thể của một người thay đổi khi trọng tâm của khối lượng cơ thể thay đổi. Điều đó được cho là do sự giải phóng và hấp thụ luân phiên trong các cơ.

Những vận động viên chạy bộ ưu tú

Những vận đồng viên chạy bộ ưu tú
Ảnh: Ben Stern on Unsplash

Các học giả tin rằng những người chạy nhanh nhất, những người chạy nước rút ưu tú, là những người chạy một cách tiết kiệm. Điều đó có nghĩa là họ sử dụng một lượng năng thấp thấp trên một đơn vị quãng đường chạy. Khả năng làm điều đó cũng bị ảnh hưởng bởi sự phân bố sợi cơ, tuổi tác, giới tính và các yếu tố trắc học khác. Song người chạy nhanh nhất trong số những người chạy ưu tú thì là những người đàn ông trẻ tuổi.

Vận tốc có thể đạt được của người chạy cũng bị ảnh hưởng bởi các biến số cơ sinh học, có phần được cho là do chu kỳ dáng đi của người chạy dù còn nhiều tranh cãi. Các yếu tố được cho là ảnh hưởng đến vận tốc của một người có thể kể đến như thời gian tiếp xúc mặt đất ngắn hơn, tần suất sải chân thấp hơn, thời gian xoay người dài hơn, góc sải chân lớn hơn và sải chân dài hơn.

Đặc biệt, người chạy nước rút tối đa hóa khả năng tăng tốc và các vận tốc nước rút tối đa của họ bằng cách tác dụng các lực mặt đất có khối lượng riêng lớn hơn, cụ thể là vận tốc ngang mắt cá chân, thời gian tiếp xúc và tốc độ bước.

Những vận động viên chạy đường dài

Những vận đồng viên chạy đường dài
Ảnh: Braden Collum on Unsplash

Khi xem xét vận tốc, các nhà nghiên cứu thể thao cũng tìm đến những vận động viên chạy đường dài - những người chạy với cự li từ 5km đến 42km (3 dặm và 26 dặm). Những người chạy nhanh nhất trong số này sử dụng áp lực bàn chân đáng kể (lượng áp lực mà bàn chân đặt lên mặt đất) cũng như những thay đổi trong các thông số cơ sinh học, chuyển động của chân đo được theo thời gian và không gian.

Nhóm chạy marathon nhanh nhất (giống như nhóm của cuộc chạy nước rút) là nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 29. Những người đàn ông này có vận tốc trung bình từ 170-176 mét/phút, dựa trên các cuộc chạy marathon ở Chicago và New York từ năm 2012 đến năm 2016.

Vì cuộc đua marathon ở New York chạy theo từng đợt (nghĩa là có 4 nhóm vận động viên bắt đầu cuộc đua với khoảng cách khoảng 30 phút) nên có sẵn thống kê về vận tốc của người chạy ở các đoạn 5km trong suốt cuộc đua. Lin và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu đó để chứng minh khái niệm về một yếu tố của tốc độ là sự cạnh tranh; các vận động viên tăng tốc và thay đổi vị trí thường xuyên hơn vào cuối chặng đua.

Giới hạn trên

Vậy con người có thể chạy nhanh đến mức nào? So với các loài động vật khác, con người chạy rất chậm. Động vật chạy nhanh nhất được ghi nhận là báo cheetah với tốc độ 70 dặm/giờ (112km/h); thậm chí Usain Bolt chỉ có thể đạt được một phần nhỏ so với tốc độ đó. Nghiên cứu gần đây về những vận động viên chạy ưu tú đã khiến các chuyên gia y học thể thao Peter Weyand và các đồng nghiệp đề xuất trong các báo cáo báo chí rằng giới hạn trên có thể đạt đến 35-40 dặm/giờ: nhưng không có học giả nào sẵn sàng đưa ra con số về giới hạn trên trong một ấn phẩm được bình duyệt cho đến nay.

Số liệu thống kê

* Theo Rankings.com, ba nam và ba nữ chạy nước rút nhanh nhất thế giới hiện nay là:

- Usain Bolt (Jamaica), 9,58 giây, lập tại Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, 10,44 m/s.

- Tyson Gay (Hoa Kỳ) 9,69, trong các Thử nghiệm Olympic 2008, 10,32 m/s.

- Asafa Powell (Jamaica) 9,72, làm nóng tại IAAF Rieti Grand Prix 2007 10,29 m/s.

- Florence Joyner Griffith (Mỹ) 10,49, Thế vận hội 1988 tại Seoul, 9,53 m/s.

- Carmelita Jeter (Mỹ) 10,64, Giải Grand Prix Vàng Thượng Hải, 2009, 9,40 m/s.

- Marion Jones (Mỹ), 10,65, IAFF World Cup, 1998, 9,39 m/s.

* Ba người chạy marathon nhanh nhất, nam và nữ, là, theo Runners World:

- Dennis Kimetto (Kenya), 2:02:57, Berlin Marathon 2014.

- Kenenisa Bekele (Ethiopia), 2:03:03, Berlin 2016.

- Elud Kipchoge (Kenya), 2:03:05, London 2016.

- Paula Radcliffe (Anh), 2:15:25, London, 2003.

- Mary Keitany (Kenya) 2:17:01, London, 2017.

- Tirunesh Dibaba (Ethiopia) 2:17:56, London, 2017.

Những người chạy nhanh nhất trên thế giới

Vận động viênDặm trên giờKilômét/giờ
Usain Bolt23.35037.578
Tyson Gay23.08537.152
Asafa Powell23.01437.037
Florence Joyner Griffith21.32434,318
Carmelita Jeter21,02433,835
Marion Jones21,00433,803
Dennis Kimetto12,79520,591
Kenenisa Bekele12,78420,575
Elud Kipchoge12,78120,568
Paula Radcliffe11,61718,696
Mary Keitany11,48118,477
Tirunesh Dibaba11,40518,355

Nguồn: 

  • Lin Z và Meng F. 2018. Phân tích thực nghiệm về phân bố vận tốc của người chạy trong các cuộc thi marathon thành phố. Physica A: Cơ học thống kê và các ứng dụng của nó 490 (Bổ sung C): 533-541.
  • Lipfert SW, Günther M, Renjewski D, Grimmer S và Seyfarth A. 2012. So sánh mô hình-thí nghiệm về động lực học của hệ thống đối với hoạt động đi bộ và chạy của con người. Tạp chí Sinh học Lý thuyết 292 (Bổ sung C): 11-17.
  • Nikolaidis PT, Onywera VO và Knechtle B. 2017. Thành tích Chạy, Quốc tịch, Giới tính và Tuổi trong 10 km, Bán marathon, Marathon và 100 km Ultramarathon IAAF 1999–2015. Tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh & Điều kiện 31 (8): 2189-2207.
  • Rabita G, Dorel S, Slawinski J, Sàez-de-Villarreal E, Couturier A, Samozino P và Morin JB. 2015. Cơ học chạy nước rút ở các vận động viên đẳng cấp thế giới: một cái nhìn sâu sắc mới về giới hạn vận động của con người. Scandinavian Journal of Medicine & Science in Sports 25 (5): 583-594.
  • Santos-Concejero J, Tam N, Coetzee DR, Oliván J, Noakes TD, và Tucker R. 2017. Đặc điểm dáng đi và lực phản lực trên mặt đất có liên quan đến chi phí năng lượng khi chạy ở những vận động viên chạy hạng ưu người Kenya không? Tạp chí Khoa học Thể thao 35 (6): 531-538.
  • Weyand PG, Sandell RF, Prime DNL và Bundle MW. 2010. Các giới hạn sinh học đối với tốc độ chạy được đặt ra từ đầu. Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng 108 (4): 950-961.  

Ban Biên Tập YOURE Blog

Nguồn: ybox.vn

Đăng bởi: ThoughtCo.

Nguồn: https://www.thoughtco.com/how-fast-can-humans-run-4152138

Người dịch: Nguyen Hang

Trước 8 Lí Do Tại Sao Ta Luôn Làm Tổn Thương Những Người Mình Yêu Nhất Sau 2 bước duy trì động lực lâu dài theo quy luật Goldilocks

Tìm kiếm bài viết

Like Facebook

Bài đọc nhiều

Quản trị danh tiếng

Quản trị danh tiếng trong bảo vệ thương hiệu cá nhân

Small restaurant in Montevideo

019. Restaurant Vocabulary

Mastery - Robert Greene YOUREORG Blog

Đôi dòng về cuốn ‘Mastery’ của Robert Greene

Adverbs of Frequency - Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

012. Adverbs of Frequency – Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

Bài gần đây

Vì Sao Bạn Không Nghe Được Tiếng Anh?

Con Bọ Cánh Cứng Và Hành Trình Trao Quyền Của Cha Mẹ

Tự học – Bạn là người dẫn đường

Bài viết liên quan

Thầy giáo Lê Hoàng Phong và mẹ Hạnh

Người mẹ nuôi biến đứa trẻ mồ côi thành ‘thủ lĩnh trẻ’

cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh

Vì sao cố nhân nói: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”?

“ Đừng gọi chó khi no, đừng quá tốt với người”

Lời khuyên của tổ tiên: “Đừng gọi chó khi no” còn nửa câu sau kinh điển hơn…

Định luật cây tre

Tại sao “Định luật cây tre” đơn giản nhưng 90% người không làm được?

Đời người Đến ngẫu nhiên, đi tất nhiên và thuận theo tự nhiên

Đời người: Đến ngẫu nhiên, đi tất nhiên và thuận theo tự nhiên

Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân

Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân, hãy học cách nắm bắt chính mình

Hiểu lầm về tự tử

Những hiểu lầm về tự tử

Bỏ điện thoại xuống giúp sống lâu hơn

Bỏ điện thoại xuống giúp ta sống lâu hơn

Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực của mình

Theodore Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực của mình

Roosevelt và cuộc chiến tranh Mỹ Tây Ban Nha

Theodore Roosevelt và cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ

Theodore Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực

Tuổi thơ của Theodore Roosevelt

8 lý do ta luôn làm tổng thương người mình yêu nhất background

8 Lí Do Tại Sao Ta Luôn Làm Tổn Thương Những Người Mình Yêu Nhất

Logo mới 2024 Trắng

LIÊN HỆ

  • contact@youre.vn
  • 28A1 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 077.99.111.68
  • Website chính: www.youre.org.vn

mạng xã hội

Facebook
Linkedin
Instagram
Youtube

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG: Ông Lê Hoàng Phong

Copyright 2021 © All rights Reserved. Designed by YOUREORG.

viVI
en_USEN viVI