Theo guồng quay của sự hội nhập với nhiều sự ưu tiên trong một thị trường giáo dục đầy hỗn loạn, thì giáo dục nghệ thuật (arts education) trong trường học được cho là một bộ môn xa xỉ, và các lớp học nghệ thuật đã bị giảm tải trong nhiều chương trình học để có thêm thời gian chuẩn bị cho các bài kiểm tra tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tích hợp nghệ thuật vào giáo dục quan trọng như thế nào để tạo ra những người học và những nhà lãnh đạo tương lai xuất chúng, toàn diện (well-rounded, well-prepared learners and leaders)
Tại Xưởng Nghệ Thuật Hai Ve Chai, các loại hình nghệ thuật (mỹ thuật, kịch, âm nhạc, vận động) luôn là một phần tích hợp trong chương trình giảng dạy cho các em nhỏ. Chị Quyên đưa nghệ thuật vào chương trình giảng dạy chính trong lớp học cũng như dạy các kỹ năng và khả năng nghệ thuật cụ thể.
Dưới đây, là những gì chị Quyên, nhà sáng lập của Xưởng Nghệ Thuật Hai Ve Chai chia sẻ về lý do tại sao tích hợp nghệ thuật lại quan trọng như vậy:
1. Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật giúp các trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
2. Giảng dạy thông qua các môn nghệ thuật có thể giúp giáo viên trình bày các khái niệm khó một cách trực quan, giúp trẻ dễ hiểu hơn.
3. Hướng dẫn nghệ thuật giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, ra quyết định, chấp nhận rủi ro và khả năng sáng tạo.
4. Nghệ thuật thị giác dạy người trẻ về màu sắc, bố cục, phối cảnh và sự cân bằng: tất cả các kỹ thuật cần thiết trong trình bày (trực quan, kỹ thuật số) của công việc học tập.
5. Trải nghiệm nghệ thuật thúc đẩy tư duy phản biện, dạy trẻ dành thời gian để cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong cách các em quan sát thế giới.
6. Nghệ thuật cung cấp những thách thức cho các trẻ nhỏ ở mọi cấp độ.
7. Giáo dục nghệ thuật kết nối trẻ với nền văn hóa của chính các em cũng như với thế giới rộng lớn hơn.
Trong tháng 7 này, tại Xưởng Nghệ Thuật Hai Ve Chai, chị Quyền đang có chương trình Giáo dục nghệ thuật với chủ đề là “Những Câu Chuyện Kể”, mà thông qua những bộ phim hay, phù hợp với trẻ em và giàu tính nhân văn, các em sẽ được trang bị các nguyên liệu, cảm xúc, nhận thức để vẽ lại hoặc làm tranh chất liệu, từ chính sự hiểu của các em.
Để tìm hiểu sâu về sự tác động của giáo dục nghệ thuật lên việc học, các bạn có thể đọc bài báo cáo của Arts Education Partnership được tài trợ bởi Quỹ The John D. and Catherine T. Macarthur tại link sau:
https://www.americansforthearts.org/sites/default/files/ChampsReport_0.pdf