Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến cách ghi nhớ tốt hơn những gì bạn học. Vậy làm sao để nhớ lâu không quên những kiến thức ghi nhớ được? Bài viết này sẽ đưa bạn đến một phương pháp giúp bạn nhớ lâu hơn kiến thức của mình, đó là Spaced Repetition.
Có thể bạn đã thấy cụm từ này trong trước đây đặc biệt trong các chương trình học ngôn ngữ. Spaced Repetition có nhiều cách gọi bằng tiếng Việt như "phương pháp ôn tập giãn cách" "phương pháp ôn tập lặp lại ngắt quãng" "phương pháp ôn tập lặp lại giãn cách", nhưng trong bài viết này chúng tôi chọn gọi tên phương pháp này là "Phương pháp ôn tập lặp lại cách quãng". Nói một cách đơn giản, lặp lại cách quãng là khi bạn học cách ghi nhớ điều gì đó, việc xem lại tài liệu theo từng khoảng thời gian sẽ hiệu quả hơn là nhồi nhét nó vào một buổi học duy nhất.
Tất nhiên, chúng ta không chỉ muốn một chiến lược phân phối phù hợp mà còn muốn nó được phân bổ một cách tốt nhất. Vậy, nếu khoảng thời gian học tập của bạn trở nên hữu ích, thì chắc chắn thời gian của bạn sẽ được tối ưu, đúng không?
Piotr Wozniak - không phải là kỹ sư Woz, người đã chế tạo ra chiếc máy tính đầu tiên của Apple - đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề này.
Cuối cùng, anh ấy đã tích hợp những gì anh ấy tìm thấy vào phần mềm lặp lại cách quãng (Spaced Repetition Software–SRS) đầu tiên, mà anh ấy gọi là SuperMemo. Nhiệm vụ của thuật toán này là xác định khoảng lặp lại tối ưu của một lượng kiến thức, thông tin có sẵn (đã học). Thuật toán để xác định khoảng thời gian của SuperMemo khá phức tạp, nhưng đây là phiên bản tóm tắt đơn giản nhất trong thuật toán trên:
Lần lặp lại đầu tiên: 1 ngày
Lặp lại lần thứ hai: 7 ngày
Lặp lại lần thứ ba: 16 ngày
Lặp lại lần thứ tư: 35 ngày
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 với hơn 1.300 đối tượng cũng đã góp phần trả lời câu hỏi này, nhưng lần này liên quan đến một ngày kiểm tra cụ thể. Họ phát hiện ra rằng khoảng thời gian tối ưu giữa lần học thứ nhất và thứ hai tăng lên theo khoảng thời gian còn lại đến ngày kiểm tra.
Benedict Carey đã giải thích dữ liệu của họ trong How We Learn và đề xuất các khoảng thời gian tối ưu sau dựa trên các ngày kiểm tra khác nhau:
Do đó, nếu bạn chuẩn bị thi trong vòng một tuần nữa, bạn nên học buổi đầu tiên hôm nay, rồi học buổi tiếp theo vào ngày mai hoặc ngày kia. Tôi cũng khuyên bạn nên thêm một buổi học thứ ba vào một ngày trước khi kiểm tra. Điều này giúp bạn củng cố lại một lần nữa, nhớ lâu không quên những kiến thức đã tiếp thu, ôn tập trước đó.
Điều quan trọng là phải biết rằng những khoảng trống này là gần đúng - như với khá nhiều thứ trong khoa học não bộ / trí nhớ, thật khó để đưa ra các đề nghị hoàn toàn cụ thể phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, những con số này rất gần nhau, và bạn nên cân nhắc khi lập kế hoạch ôn thi cho kỳ thi của mình.
Như tôi đã đề cập ở phía trên, Piotr Wozniak đã triển khai (và cải thiện) thuật toán của mình trong SuperMemo. Trên thực tế, có rất nhiều ứng dụng lặp lại khoảng thời gian với các thuật toán phức tạp - tất cả đều được cải tiến thường xuyên để hiệu suất ngày càng tốt hơn.
Vậy tại sao lại cho bạn biết về các khoảng thời gian lặp lại tối ưu? Vâng, đó là bởi vì bạn cũng có thể lặp lại theo phương pháp quen thuộc - với flashcard.
Tóm lại, kỹ thuật lặp lại ngắt quãng trong khoảng thời gian học tập giúp não bộ tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn. Và để củng cố sự lưu trữ của não bộ, chúng ta cần có phương pháp ôn tập ngắt quãng sẽ được đề cập trong bài viết Nhớ lâu không quên nhờ ôn tập lặp lại cách quãng. Vậy chúng ta sẽ vận dụng điều đó như thế nào, chúng tôi sẽ đề cập trong bài tiếp theo "Tự áp dụng phương pháp ôn tập lặp lại cách quãng".