Quản trị danh tiếng trong bảo vệ thương hiệu cá nhân
Thương hiệu là cốt lõi của danh tiếng còn danh tiếng là đòn bẩy
Với kinh nghiệm trải qua nền giáo dục của Việt Nam và Anh, mình xin có vài đúc kết về nhận thức và trăn trở của mình với nền giáo dục đại học tại Việt Nam và định nghĩa của “Giảng viên giỏi”. Góc nhìn của mình chỉ dành cho các ngành ngoài khối nghiệp vụ sư phạm, cụ thể là các ngành Khoa học Xã hội.
Mình chưa từng học giáo sư nào tại Anh mà không có công trình nghiên cứu trong nhiều năm. Ngay cả giảng viên trẻ nhất mình từng học (thầy tầm khoảng 30) cũng đã có 10 bài viết xuất bản. Theo luật Giáo dục Đại học tại Anh thì để đứng lớp chính thức, giảng viên phải có học vị tiến sĩ. Với cương vị này, giảng viên đứng lớp với tư cách là chuyên gia về môn học mà học dạy/ hay chủ đề mà học thuyết giảng; vì thế, chất lượng nội dung được ưu tiên hơn hẳn cách truyền đạt. GV hoàn toàn có thể gây mê SV mà không chịu tổn thất gì về điểm đánh giá của họ. Ngay cả khi SV làm phiếu feedback vào cuối môn thì cũng không hề có hạng mục cho việc GV có làm bạn có động lực học hay GV có làm bạn thích hay không. Quan trọng hơn hết, trong quan điểm này, đó là GV có đủ trình độ chuyên môn để dạy cho SV hay không.
Thoáng nghe, bạn sẽ cảm thấy kì lạ, nhưng nếu đặt điều này vào môi trường tự học cao độ và nặng nề học thuật như ở Anh thì các bạn sẽ thấy sự liên quan. Những trường trong top 20 của Anh theo các Bảng xếp hạng đa phần không có các môn học ứng dụng. SV được thừa nhận là tự chủ trong việc tìm ra niềm yêu thích học tập và say mê nghiên cứu và những thống kê về sự hài lòng của SV thì đa phần là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như cở sở vật chất, hoạt động SV, quản lý v.v chứ không phải chỉ đánh giá phần thể hiện của GV. Với kinh nghiệm của mình thì GV dù có chán đi nữa thì cùng lắm bạn chỉ cần chịu đựng học tầm 1hr-1.5hr (trừ khi bạn học Luật haha) nên cũng không dã man lắm hehe. Bù lại, ngoài những giờ lên giảng đường, trường quy định có những seminars bắt buộc để SV trao đổi thêm với các bạn và GV. Ngoài ra, GV cũng luôn có khung giờ mở cửa (open-door hours), để SV có thể ghé qua trao đổi chi tiết hơn nếu muốn.
Mình cảm thấy điều này rất hợp lý, tuy nhiên nếu nhìn vào cả hệ thống thì SV phải tự vận động khá nhiều trong việc học và nếu bạn không có được điều này thì ok, bye :))
Khi chính thức bước vào giảng đường Đại học tại VN với tư cách là GV thì thú thật mình bị shock văn hóa nhẹ. Trước hết, việc Bộ Giáo dục quy định Học vị Thạc sĩ được làm GV chính đứng lớp đã là một chuyện khó tưởng. Thạc sĩ mà không có nghiên cứu khoa học cũng rất nhiều. Tức nghĩa là bạn chất level của những vị thạc sĩ này chưa chắc đủ cao hơn để dạy SV!!! Bạn có thể than phiền là vì VN không có nhiều Tiến sĩ để đứng lớp, nếu cho là thật thì những người Thạc sĩ đứng lớp phải có ý thức tự trau dồi và thăng tiến hơn trong con đường nghiên cứu của mình. Đó mới là quan trọng! (Viết đến đây mình thấy mình thật sự không xứng đáng đứng lớp đại học đâu, mình luôn nghĩ là mình chưa đủ giỏi cho giảng đường, nhưng vẫn “chai mặt” bám nghề haha)
Thôi thì thạc sĩ còn học lên tiến sĩ được, nhưng cái mình lo ngại là những cái “nhọt” trong nhận thức về GV tại VN. NHỌT 1: Ấn tượng đầu tiên khi bạn nghe 2 chữ “giảng viên” là gì? Cool? Giỏi quá? Hahaha đấy chính là cái tiếng thơm trong đời mà ai cũng muốn! Thế là người người nhà nhà ráng chen cho vô các chức “Giảng viên”. Nhưng mình hỏi thật nhé, có GV nào suy nghĩ là họ làm giáo dục vì cái gì ko? Giáo dục xuất phát từ chữ Educatio trong tiếng Latin nghĩa là “sự nuôi dưỡng để phát triển”. Vậy nếu chúng ta đi dạy vì nghề này nghe cool thì mình có đang sống đúng giá trị của chức danh này? Làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng SV khi mà chính chúng ta cũng chả quá giỏi về những gì chúng ta dạy?
NHỌT 2: Từ việc không có giá trị giáo dục trong giảng dạy, nền giáo dục đại học có 1 bộ phận các GV kém chuyên môn nhưng có những cách “thấp kém” hơn để bám trụ với nghề giáo. Có những người chọn cách “dễ dãi” như ông Bụt, bà Tiên làm gì cũng cho qua môn. Nhờ họ mà SV học cách ỷ lại, và nghĩ rằng cuộc sống thật dễ dàng, cứ hãy “luôn vui tươi” haha. Có những người chọn cách “truyền cảm hứng”, vô lớp toàn chém gió đạo lý blah blah mà chả thèm đi vào nội dung chuyên môn. Nhờ họ mà SV học cách lấp liếm, lươn lẹo haha. Có những người chọn cách “gây cảm tình” (appeal to emotion), thuyết phục sv bằng trò chơi và các câu đùa kịch cỡm như những thằng hề. Nhờ những người như họ mà SV đánh đồng GV với luôn cả SV, mọi người nhào vào chơi chung nào haha. Ủa, vậy thật chất SV chẳng những chả có thêm kiến thức chuyên môn mà cũng có những nhận thức sai lầm về nhân cách. Toang thật các ông giáo ạ!
Tất cả những điều trên cho thấy một nền giáo dục mà GV làm trung tâm và không có sự tôn trọng với SV – mà chính SV là những người đón nhận dịch vụ giảng dạy này. Thật nực cười! Điều này làm mình nhớ đến HỘI THI GIẢNG VIÊN GIỎI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TOÀN QUỐC mà mình vừa tham gia. Chả khác gì 1 cái show 3 ngày =)) Các bạn thử nghĩ giúp mình tính “sư phạm” qua các phần thi này nhé:
A. Hiểu biết sư phạm: Cho sẵn câu hỏi gạo bài.
B. Xử lý tình huống: Rất nhiều vấn đề được đưa ra nhưng không hề có góp ý chuyên môn từ Giám khảo để giảng viên rút kinh nghiệm.
C. Chào hỏi/Năm khiếu: Nhảy nhót, ca múa
D. Tài năng cá nhân: Múa, hát, quản trò, đọc ráp, cho xe cán qua người… Tưởng đâu đang coi Vietnam Got Talent version giảng viên.
E. Thiết kế hoạt động giảng dạy: Ngoài 7749 câu hỏi từ giám khảo thì cũng không có feedback gì hết, cũng không có giao lưu giữa các giảng viên.
F. Hùng biện: Không phải là những bài “sến súa” nói chuyện với SV năm 1 và năm 4 thì là những bài mô phạm không dẫn chứng.
– Cho thêm TÍ GIA VỊ: Các truyền đạt, không thể phủ nhận, là rất quan trọng để SV có thể đón nhận tốt nhất nên GV nên suy nghĩ cách làm cho những bài giảng của mình gần gũi với SV hơn, nhờ đó không chỉ SV có lợi mà sợi dây liên kết của GV-SV cũng được bảo đảm hơn.
Kết bài: Mình không phải là 1 giảng viên giỏi nhưng mình có thể nói là mình đang cố gắng phát triển để được như vậy.
Thương hiệu là cốt lõi của danh tiếng còn danh tiếng là đòn bẩy
Among the different types of adverbs, adverbs of time and adverbs of frequency are
Mục tiêu của xây dựng thương hiệu cá nhân – Trở thành chuẩn mực
Tôi đã từng có suy nghĩ rằng: “Giá như học mà không trải qua