Có phải bạn đang loay hoay tìm cách để ghi nhớ tốt hơn những kiến thức đã học?
Việc học tốn rất nhiều thời gian của chúng ta, bạn có nghĩ thế không?
Chúng ta chỉ có 24 giờ mỗi ngày với trăm công nghìn việc, do đó chúng ta không có quá nhiều thời gian để học tập. Vậy làm sao để tối ưu hóa thời gian học tập? Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần tìm một phương pháp cho phép bạn dành ít thời gian hơn để học tập nhưng vẫn ghi nhớ được cùng một lượng kiến thức nhất định.
Ghi nhớ tốt hơn bằng cách nào?
Giải pháp đó là: cách quãng thời gian học tập của bạn. Bằng cách đưa những khoảng thời gian nghỉ vào giữa các buổi học, điều này giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhiều hơn, ngay cả khi bạn dành ít thời gian hơn cho việc học.
Điều này được gọi là kỹ thuật lặp lại cách quãng, và nó có thể là phương pháp tốt nhất để cải thiện khả năng não bộ của bạn cho việc nhớ lại những kiến thức đã học.
Bài viết này sẽ đào sâu vào lý do tại sao phương pháp đó lại hiệu quả như vậy, và cách bạn có thể sử dụng nó - cả với flashcards và với các ứng dụng.
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào lịch sử đằng sau phương pháp này.
Kỹ thuật lặp lại cách quãng thúc đẩy một hiện tượng bộ nhớ được gọi là hiệu ứng giãn thời gian, mô tả việc bộ não của chúng ta học hiệu quả hơn khi chúng ta giải phóng việc học theo thời gian.
Đây là cách Pierce J. Howard, tác giả của cuốn sách The Owner’s Manual for the Brain giải thích nó:
"Những việc cần đến hoạt động trí óc bậc cao hơn, chẳng hạn như phân tích và tổng hợp, cần được giãn cách để những kết nối thần kinh mới được củng cố. Việc học những kiến thức mới sẽ làm lu mờ những kiến thức cũ vừa được học nếu không có đủ thời gian củng cố."
Bạn có thể nghĩ rằng việc học cũng giống như việc xây dựng một bức tường; nếu bạn chất những viên gạch quá nhanh mà không làm cứng lớp vữa giữa mỗi lớp, bạn sẽ không xây được bức tường kiên cố. Do đó, phương pháp này đòi hỏi chúng ta cần thời gian để làm cho "vữa tinh thần" đó khô, đồng thời liên kết những gì bạn học.
Trên thực tế, bất kỳ loại thông tin hay kiến thức nào cũng có thể đạt được hiệu quả từ việc thực hiện phương pháp này. Và hiển nhiên mỗi môn học bạn trải qua đều là môn học hữu ích. Điều đã được chứng minh bởi khoa khoa học trí nhớ ra đời cách đây 130 năm.
Ngay từ cuối những năm 1880, một nhà tâm lý học tên là Hermann Ebbinghaus đã trở thành người đầu tiên giải quyết một cách có hệ thống về phân tích trí nhớ. Và ông đã làm điều này bằng cách dành nhiều năm ghi nhớ danh sách các âm tiết vô nghĩa mà ông đã tạo ra.
Bằng cách ghi lại kết quả một cách cẩn thận - ông ấy đã nghiên cứu số lần trong mỗi danh sách, khoảng thời gian giữa các lần nghiên cứu và mức độ ông ấy có thể nhớ - Ebbinghaus đã lập bản đồ theo dõi bộ nhớ của ông ấy bị "lãng quên" theo thời gian. Ông đã chỉ ra phương pháp ấy trong một đồ thị tạm gọi là “Đường cong quên lãng”.
Đường cong quên lãng đã có một tác động rất lớn đến lĩnh vực khoa học trí nhớ, nhưng nó cũng có một chút sai lệch. Nó củng cố quan điểm rằng bộ nhớ sẽ biến mất theo thời gian. Trong thực tế thì sự việc ghi nhớ diễn ra phức tạp hơn nhiều.
Ví dụ: Tại sao đôi khi chúng ta nhớ những điều tầm thường - địa chỉ đường phố cũ, các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên - mà chúng ta đã không nghĩ đến trong nhiều năm?
Một lý thuyết mới về sự lãng quên
Trong cuốn sách “How We Learn” của mình, tác giả Benedict Carey (Benedict Carey) mô tả một lý thuyết “bỏ đi” (ông gọi là lý thuyết “Quên để Học”), lý thuyết này giải thích rõ hơn lý do tại sao những ký ức này dường như “ở yên một chỗ”, mặc dù nhiều ký ức khác đi theo con đường của chim Dodo (trở nên lỗi thời, cổ xưa).
Nguyên tắc đầu tiên của lý thuyết này là bộ nhớ có hai khả năng lưu trữ và khả năng truy xuất khác nhau.
- Khả năng lưu trữ sẽ không giảm đi theo thời gian. Một khi thông tin được thu thập và bộ não nghĩ rằng nó đã đạt đến một ngưỡng quan trọng nhất định, thì nó vẫn được lưu trữ. Khả năng lưu trữ chỉ có thể được tăng lên thông qua việc thu hồi hoặc sử dụng nhiều lần.
- Khả năng truy xuất (hay còn gọi là khả năng truy cập bộ nhớ) dần biến mất. Nó hay thay đổi, không lớn bằng khả năng lưu trữ và cần được bảo trì thường xuyên.
Do đó, "quên" là một vấn đề về khả năng tiếp cận. Bộ nhớ tồn tại trong bộ lưu trữ, nhưng bạn không thể tìm thấy nó.
Để làm cho lý thuyết này dễ hiểu hơn, tôi muốn hình dung bộ não của mình như một thư viện khổng lồ.
Ví dụ chúng ta có rất nhiều không gian trên kệ, và khi tôi thêm một cuốn sách mới, tôi có thể chắc chắn rằng nó sẽ ở lại.
Đây là nguyên tắc thứ hai của lý thuyết "Quên để Học": Sức mông truy xuất giảm càng lớn thì khả năng học tập càng tăng khi bộ nhớ được truy cập lại. Đây là điều mà Carey từng nói:
"Một số 'sự cố' phải xảy ra để chúng ta củng cố việc học khi chúng tôi xem lại tài liệu. Nếu không quên một chút, bạn sẽ không nhận được lợi ích gì từ việc học thêm. Đó là thứ cho phép việc học tập xây dựng, giống như một cơ bắp được tập luyện."
Robert Bjork, một trong những người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của lý thuyết này, gọi đây là nguyên lý về độ khó mong muốn. Và điều đó đưa chúng ta đến gốc rễ của lý do tại sao sự kỹ thuật lặp lại ngắt quãng lại có sức mạnh như vậy: sử dụng nó giúp bạn tối đa hóa độ khó mong muốn - tối đa hóa việc học.
Hóa ra, ngay cả Hermann Ebbinghaus cũng biết điều này. Trong suốt thời gian nghiên cứu của mình, ông nhận thấy rằng mình có thể đọc thuộc lòng danh sách 12 âm tiết vô nghĩa một cách hoàn hảo bằng cách lặp lại 68 lần một ngày, rồi 7 ngày tiếp theo.
Tuy nhiên, chỉ với 38 lần lặp lại cách nhau trong ba ngày, ông ấy có thể ghi nhớ tốt hơn. Một khoảng thời gian học tập lớn hơn, nhưng lại giảm đáng kể lượng thời gian thô dành cho việc học tập thực tế.
Như Ebbinghaus đã nói: "Với bất kỳ số lần lặp lại đáng kể nào, sự phân bố phù hợp của chúng trong một khoảng thời gian chắc chắn sẽ có lợi hơn so với việc dồn chúng vào một thời điểm."
Tóm lại, kỹ thuật lặp lại ngắt quãng trong khoảng thời gian học tập giúp não bộ tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn. Và để củng cố sự lưu trữ của não bộ, chúng ta cần có phương pháp ôn tập ngắt quãng sẽ được đề cập trong bài viết Nhớ lâu không quên nhờ ôn tập lặp lại cách quãng.