Quản trị danh tiếng trong bảo vệ thương hiệu cá nhân
Thương hiệu là cốt lõi của danh tiếng còn danh tiếng là đòn bẩy
Bạn luôn muốn trở nên xuất sắc và hoàn thành tốt tất cả công việc được đảm nhiệm, muốn như thế đòi hỏi bạn phải trang bị một nền tảng chắc chắn. Cây có trụ vững trước giông bão hay không là nhờ vào gốc rễ. Và trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng vậy, bạn cần phải có những nền tảng căn bản để bản thân tự tin đứng vững trên thị trường kinh doanh.
Theo tôi, khả năng phát huy nội lực bản thân một cách tốt nhất chính là nền tảng chủ chốt trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Bởi lẽ đâu đó có một câu nói: “Sức mạnh nội tại là gốc rễ của mọi sự thành công”.
Tại một hội thảo “Xây dựng thương hiệu cá nhân” ở Hội trại “Lập nghiệp thời 4.0” trong khuôn khổ cuộc thi Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can được tổ chức vào năm 2018, nữ doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm – Phó tổng giám đốc Công ty CP Saigon Food đã gói gọn các bước trong 4 chữ rất hay: Biết – Thích – Nhớ – Thương.
“Trước hết, bạn cần xuất hiện làm sao để người ta biết bạn là ai. Tiếp đến, bạn phải có được một điểm đặc biệt nhất định để người ta thích. Điểm đặc biệt này cần tạo ra một giá trị riêng để khi kết thúc cuộc gặp mọi người phải nhớ đến bạn. Cuối cùng, bạn phải “nuôi” được sự nhớ ấy để dần dần người nhớ sẽ thương bạn”, bà Thanh Lâm phân tích.
Và nền tảng quan trọng nhất trên con đường kiến tạo thương hiệu đó là chữ “biết”. Trước khi muốn người ta biết bạn là ai, bạn phải tự biết bạn là ai. Bạn khám phá chính mình ở từng khía cạnh (đam mê, sở thích, tính cách,…), hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để từ đó hoạch định rõ ràng và đúng đắn hơn tương lai cho mình, kể cả khi còn rất trẻ.
Khi nhận thức được những điều trên, tiếp theo bạn cần phải lan tỏa ưu điểm của mình một cách tích cực và tần suất đến với nhiều người. Chẳng hạn, bạn có giọng hát hay, truyền cảm và bạn luôn dùng nó để tham gia các cuộc thi hoặc hoạt động văn nghệ. Điều này giúp cho nhiều người biết đến bạn kèm theo giọng hát của bạn và khi mọi người cần nguồn nhân lực về lĩnh vực này một phần sẽ nhớ đến bạn.
Song, bạn cần phải cải thiện điểm yếu của mình ở một giới hạn nhất định. Điểm mạnh đòi hỏi bạn phải giỏi về mặt đó nhưng ở điểm yếu bạn nên giữ mình trong trạng thái “biết”. Đối diện với những việc mình không giỏi, bạn cần biết mình nên làm gì, không nên làm gì và điều đó ảnh hưởng đến mình ra sao.
Ở giới trẻ hiện nay, nhận thấy nhiều bạn luôn dễ dàng từ bỏ những điều khó khăn hoặc ngại làm những việc mình không giỏi. Đó là một rào cản lớn làm chùn bước chân bạn trên bất kì con đường nào kể cả việc xây dựng thương hiệu. Hãy nhớ rằng sức mạnh không được tạo ra từ những thứ bạn có thể làm, nó được tạo ra từ nỗ lực vượt qua những thứ bạn nghĩ mình không thể vượt qua. Thay vì né tránh, tại sao bạn không chọn cách tin vào chính mình và cố gắng hơn nữa. Giữ cho mình một nguồn năng lượng và sự bình an trong tâm hồn để đối diện với cuộc sống vì bởi lẽ nội lực là thứ không ai có thể lấy đi từ bạn.
Ban đầu, mọi người sẽ vì hình thức bên ngoài mà chú ý hay thích bạn nhưng để cùng nhau chạy trên con đường lâu dài thì nội lực và giá trị bản thân của bạn mới là thứ quyết định. Hãy xây dựng tình yêu thương vì chỉ khi người khác càng thương bạn thì thương hiệu cá nhân của bạn mới thật sự thành công.
Chung quy lại, để xây dựng thương hiệu cá nhân nổi bật thì các bạn cần phát huy tối ưu nội lực bản thân, chủ động phá vỡ giới hạn của mình, sáng tạo và cá biệt xứng đáng để thành công tìm đến.
Nguồn tham khảo: Doanhnhansaigon
Thương hiệu là cốt lõi của danh tiếng còn danh tiếng là đòn bẩy
Among the different types of adverbs, adverbs of time and adverbs of frequency are
Mục tiêu của xây dựng thương hiệu cá nhân – Trở thành chuẩn mực
Tôi đã từng có suy nghĩ rằng: “Giá như học mà không trải qua
“Tại sao chúng tôi nên trao học bổng bạn?” – Đây không chỉ là
Storytelling, hay nghệ thuật kể chuyện, là một công cụ quan trọng giúp bài
Tại sự kiện giao lưu với các nhà khoa học đoạt giải VinFuture 2024,