1. Tổng quan về thang Bloom
Hãy dành một chút thời gian để nghĩ về lớp học tiếng Anh lớp 7 của bạn. Hoặc nghĩ về bất kỳ lớp học nào từ cấp mầm non đến đại học.
Mỗi khi bước vào phòng và nhìn lên bảng trắng, bạn đã thấy mục tiêu bài học của lớp. “Học sinh sẽ có thể…” được viết bằng bút dạ màu đỏ. Hoặc có thể “Vào cuối buổi học, bạn sẽ có thể…”
Những mục tiêu học tập mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên trên lớp chính là là sản phẩm Thang Bloom – giúp phân cấp mục tiêu học tập.
a. Thang Bloom là gì?
Thang Bloom’s là thang phân loại, giúp phân cấp các mục tiêu học tập thành các mức độ khác nhau, theo tiêu chí phức tạp (Bloom, 1956).
Bạn có thể đã nghe từ sự phân loại (taxonomy) trong ngành sinh học, bởi nó là cụm từ được dùng phổ biến nhất để phân loại sinh vật, từ giới đến loài.
Tương tự cách phân loại với sinh vật, trong giáo dục, Thang Bloom’s có chức năng phân loại mục tiêu học tập cho người học, từ cấp độ nhớ các sự kiện đến tạo ra tác phẩm mới hoặc sáng tạo sản phẩm nguyên bản.
b. Sự phát triển của thang Bloom
Benjamin Bloom là một nhà tâm lý học giáo dục và là chủ tịch ủy ban các nhà giáo dục tại Đại học Chicago. Vào giữa những năm 1950, Bloom hợp tác với Max Englehart, Edward Furst, Walter Hill và David Krathwohl để tạo ra một thang phân loại các mức độ nhận thức và cung cấp một cấu trúc cho các quá trình tâm lý khác nhau mà chúng ta trải qua (Armstrong, 2010) . Thông qua việc thực hiện một loạt các nghiên cứu tập trung vào thành tích của học sinh, nhóm nghiên cứu đã có thể cô lập một số yếu tố cả bên trong và bên ngoài môi trường học ảnh hưởng đến cách học của trẻ.
Một trong các yếu tố ảnh hưởng là thiếu sự thay đổi trong giảng dạy. Cụ thể, các giáo viên đã không đáp ứng nhu cầu của từng học sinh, mà chỉ dùng một chương trình giảng dạy chung cho tất cả mọi đứa trẻ.
Nhằm giải quyết vấn đề này, Bloom và các đồng nghiệp công nhận rằng nếu giáo viên cung cấp các kế hoạch giáo dục cá nhân, học sinh sẽ học tốt hơn đáng kể. Giả thuyết này đã truyền cảm hứng cho sự phát triển của quy trình Học Tập Thông Thạo Bloom. Trong đó, giáo viên sẽ sắp xếp các khái niệm và kỹ năng cụ thể trong các bài học kéo dài một tuần. Đồng thời, sau khi hoàn thành mỗi đơn vị bài học, học sinh sẽ thực hiện đánh giá, qua đó, thể hiện những gì các em học được. Việc đánh giá giúp xác định các lĩnh vực mà học sinh cần được hỗ trợ thêm, và sau đó họ sẽ được thực hiện các hoạt động bổ trợ, nhằm sửa chữa để nâng cao khả năng nắm vững khái niệm của họ (Bloom, 1971).
Lý thuyết cho rằng sinh viên có thể thành thạo các môn học khi giáo viên dựa vào các điều kiện học tập phù hợp và mục tiêu học tập rõ ràng được hướng dẫn bởi thang Bloom giúp phân bổ - đo lường các mục tiêu học tập theo chuỗi các đơn vị bài học.
2. Thang Bloom về nhận thức
– The Bloom’s Taxonomy: The cognitive domain
Thang Bloom nhận thức – liên quan tư duy và trí tuệ
Thang phân loại mục tiêu học tập đầu tiên là thang Bloom nhận thức. Đây là thang đo các mục tiêu học tập phổ biến nhất (Bloom, 1956), tập trung vào vấn đề tiếp thu và áp dụng kiến thức, được sử dụng rộng rãi trong môi trường giáo dục.
Thang đo nhận thức ban đầu dùng danh từ, hoặc nhiều từ bị động hơn, để minh họa các tiêu chuẩn giáo dục khác nhau.
a. Thang Bloom đầu tiên (1956)
Thang phân loại của Bloom được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956, có tiêu đề Phân loại các Mục tiêu Giáo dục (Taxonomy of Educational Objectives ) (Bloom, 1956).
Thang phân loại cung cấp các mức độ khác nhau của mục tiêu học tập, được chia theo mức độ phức tạp. Chỉ khi học sinh nắm vững một cấp độ mục tiêu học tập, thông qua đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, các hoạt động giúp cải thiện, và các bài tập nâng cao khác, học sinh mới có thể tiến tới cấp độ tiếp theo (Guskey, 2005).
b. Bảng phân cấp mục tiêu học tập về nhận thức
c. Thang Bloom cải tiến (2001)
Vào năm 2001, thang Bloom nhận thức ban đầu đã được sửa đổi bởi các nhà tâm lý học giáo dục gồm có David Krathwol (người mà Bloom đã làm việc về phân loại ban đầu) và Lorin Anderson (người trước đây là học sinh của Bloom). Thang Bloom sửa đổi được xuất bản với tựa đề A Taxonomy for Teaching, Learning, and Assessment.
Thang Bloom mới này nhấn mạnh cách tiếp cận năng động hơn đối với giáo dục, trái ngược với việc đưa các mục tiêu giáo dục vào những không gian cố định, không thay đổi. Cụ thể, dùng những động từ để mô tả thay vì danh từ ở phiên bản gốc (Amstrong, 2001).
Về phân cấp, hai cấp phức tạp nhất về tổng hợp và đánh giá đã hoán đổi vị trí cho nhau trong thang Bloom cải tiến 2001. Cấp tổng hợp cũng đã đổi tên thành sáng tạo.
Phân loại Kiến thức
Có 4 loại kiến thức khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều quan trọng là phân loại các dạng kiến thức khác nhau để cho thấy nó đa dạng hơn những gì chúng ta nghĩ. Nhiều dạng kiến thức khác nhau cần được nhớ lại trước khi chuyển sang giai đoạn hiểu.
3. Thang Bloom về lĩnh vực thái độ
– The Bloom’s Taxonomy: The affective domain
Thang Bloom thái độ – liên quan tình cảm, cảm xúc, thái độ
Lĩnh vực thái độ tập trung vào các cách thức xử lý tất cả những gì liên quan đến cảm xúc, chẳng hạn như tình cảm, giá trị, sự đánh giá cao, niềm đam mê, động lực và thái độ (Clark, 2015).
Thang đo thái độ như một cuốn cẩm nang thứ hai (vì cuốn đầu tiên là thang Bloom nhận thức) và là phần mở rộng của công trình gốc của Bloom (Krathwol và cộng sự, 1964), gồm 5 cấp độ như sau:
Bảng phân cấp mục tiêu học tập về thái độ
4. Thang Bloom về kỹ năng vận động
- The Bloom’s Taxonomy: The psychomotor domain
Thang Bloom về kỹ năng vận động – liên quan hành vi, kỹ năng vận động
Bảng phân cấp mục tiêu học tập về kỹ năng vận động
Lĩnh vực thứ 3 của Bloom’s Taxonomy là lĩnh vực kỹ năng, tập trung vào chuyển động thể chất, phối hợp và bất cứ điều gì liên quan đến kỹ năng vận động.
Việc thành thạo các kỹ năng vận động được đánh dấu bằng độ chính xác, tốc độ và khoảng cách. Những kỹ năng vận động bao gồm làm nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như bơi lội, rửa xe, đến những nhiệm vụ phức tạp hơn, chẳng hạn như vận hành một thiết bị công nghệ phức tạp.
Cũng như với lĩnh vực nhận thức, thang phân cấp mục tiêu học tập trong lĩnh vực kỹ năng vận động không thể không có những sửa đổi của nó.
Thang phân cấp này đã được Robert Armstrong và các đồng nghiệp công bố lần đầu tiên vào năm 1970 và bao gồm 5 cấp độ như sau:
5. Tầm quan trọng của các thang phân cấp mục tiêu học tập
- Giáo viên có thể áp dụng thang Bloom – 3 lĩnh vực học tập để hướng dẫn việc xây dựng mục tiêu học tập, kế hoạch bài tập, bài đánh giá.
- Nhà thiết kế chương trình học có thể áp dụng Bloom trong xây dựng các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra, thiết kế kiểm tra đánh giá của chương trình học.
- Thang Bloom còn đưa học sinh đi qua một quá trình tổng hợp thông tin cho phép họ suy nghĩ chín chắn. Học sinh bắt đầu với một phần thông tin và có động lực để đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
- Thang Bloom hỗ trợ dạy học cá nhân hóa theo các cấp bậc mục tiêu học tập khác nhau
- Việc phân loại cũng cho thấy thực hành nên có trong dạy học
1) trước khi bạn có thể hiểu một khái niệm, bạn cần phải nhớ nó;
2) để áp dụng một khái niệm, trước tiên bạn cần phải hiểu nó;
3) để đánh giá một quá trình, trước tiên bạn cần phải phân tích nó;
4) để tạo ra một cái gì đó mới, bạn cần phải hoàn thành đánh giá kỹ lưỡng (Shabatura, 2013).
Tóm tắt quan trọng
Nguồn tham khảo
- Bloom’s Taxonomy of Learning | Simply Psychology
- Krathwohl and Bloom’s Affective Taxonomy | Lynnleasephd
- Bloom’s Taxonomy | Vanderbilt
- Bloom’s Taxonomy Verb Chart | Teaching Innovation and Pedagogical Support (uark.edu)
- BLOOM'S TAXONOMY | Ivanteh-runningman
- Three Domains of Learning – Cognitive, Affective, Psychomotor | Thesecondprinciple
- Bloomstax | Courses.washington