Bài viết này là bài thứ ba trong chuỗi bài về chủ đề ghi nhớ trong chuyên mục Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả. Để có thể hiểu trọn vẹn bài viết này, bạn nên đọc qua hai bài viết trước đó là “Cách ghi nhớ tốt hơn những gì bạn học” và “Nhớ lâu không quên nhờ ôn tập lặp lại cách quãng”. Lý thuyết không có thực hành thì chỉ là lý thuyết suông, đúng không? Còn chần chờ gì không bắt tay ngay vào việc tự áp dụng hệ thống ôn tập lặp lại cách quãng cho bản thân mình.
Có một số cách để triển khai phương pháp ôn tập lặp lại giãn cách của bạn thông qua thẻ flashcard, nhưng một trong những cách đơn giản và dễ sử dụng nhất là hệ thống Leitner - hệ thống lặp lại cách quãng liên tục. Và sau đây là cách nó hoạt động.
Đầu tiên, bạn quyết định một số "hộp" mà bạn muốn sử dụng. Mỗi hộp của bạn đại diện cho một giai đoạn học tập khác nhau. Trong hệ thống có năm hộp, và cách xây dựng khoảng thời gian một cách hiệu quả được thể hiện trong bảng:
Lịch ôn tập này có liên quan chặt chẽ đến thuật toán do Piotr Wozniak phát triển ban đầu, mặc dù đã có một số thay đổi. Trước hết, chúng ta ngừng tăng khoảng thời gian trong hai tuần để làm cho hệ thống hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị kiểm tra thực tế. Tất nhiên, bạn có thể thêm nhiều hộp bất cứ lúc nào nếu cần.
Thứ hai, tôi đã giới thiệu một hộp “đã nắm vững”, tại đây bạn hãy lưu giữ những thẻ bạn chắc chắn đã biết. Nếu bạn đang học đại học, bạn có thể rất bận rộn với công việc như đi thực tập, đi làm thêm, tăng ca,… nên mặc dù là bạn đã “nắm vững” kiến thức trong những thẻ này nhưng tôi nghĩ bạn vẫn nên ôn tập lại chúng trước kỳ kiểm ta.
Mỗi thẻ bắt đầu từ hộp đầu tiên. Khi bạn đã trả lời đúng khi tự ôn tập với chúng, bạn sẽ cho chúng vào hộp kế tiếp. Nếu bạn trả lời sai, bạn sẽ cho nó về hộp đầu tiên, bất kể là nó đang ở hộp nào, thậm chí nó nằm trong hộp bạn đã nắm vững. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ học được những tài liệu, những kiến thức trước đây từng là thách thức với bạn.
Sau khi thiết lập các hộp, tất cả những gì bạn cần làm là tạo các sự kiện định kỳ trên lịch của bạn để bạn biết khi nào mình học theo từng hộp. Thật đơn giản đúng không?
Tuy nhiên, có thể lối sống tương tự không phù hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy không có đủ thời gian để ngồi làm từng chiếc flashcard, từng chiếc hộp lưu trữ, đúng không? Vậy câu hỏi đặt ra có ứng dụng nào hỗ trợ chúng ta trong việc này không, bài viết cuối cùng của chủ đề này sẽ cung cấp cho bạn thông tin này.