Chuyển tới nội dung
Logo Your-E
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love
Menu
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love

“Tâm Lý Học Dễ Thương” – Tại Sao Những Điều Nhỏ Nhắn Lại Làm Ta Cảm Thấy Hạnh Phúc?

  • Tháng 7 26, 2021
  • 3:48 chiều
  • No Comments
Tâm lý học dễ thương Điều nhỏ nhắn mỗi ngày làm ta thấy hạnh phúc

Bạn đã bao giờ thấy mình đi dạo quanh khu vực đồ dùng nhà bếp và nhìn chằm chằm vào những chiếc máy đánh trứng hoặc những chiếc thìa nhỏ bé, tự hỏi làm thế nào một người lại có thể sử dụng chúng được cơ chứ — và có cảm giác thôi thúc phải mua chúng bằng được hay chưa? Hoặc có thể, bạn không coi mình là "trẻ con", nhưng lại thấy mình kêu ré lên không tự chủ khi lần đầu tiên ôm con của một người bạn và để ý đến những ngón tay và ngón chân nhỏ bé của nó? Nếu vậy, bạn cũng như nhiều người khác trên hành tinh này đã và đang phải nhận những tác động của “tâm lý học dễ thương”. 

"Tâm lý học dễ thương" nghe có vẻ sai sai, nhưng nó là kết quả từ quá trình nghiên cứu hơn 70 năm. Dưới đây là những điều cần biết về khoa học của sự dễ thương và tại sao những vật thể nhỏ bé - cả tự nhiên và nhân tạo - có khả năng khiến chúng ta vui vẻ và thoải mái.

Nguồn gốc của Tâm lý học Dễ thương

Ngay cả khi bạn không có ấn tượng gì với cái tên của người đàn ông này, có lẽ bạn đã quen thuộc với công trình của Konrad Lorenz, một nhà thần thoại học người Đức đã đưa ra khái niệm về "Lược đồ bé" (Kindchenschema) vào năm 1943. "Lược đồ bé" là lý thuyết cho rằng, một số đặc điểm cơ thể thường liên quan đến các đặc điểm của trẻ sơ sinh - như khuôn mặt tròn và đôi mắt to - trông rất dễ thương đối với con người, chúng khiến ta không chỉ cảm thấy thích thú mà còn thực sự mong muốn được chăm sóc ai đó hoặc điều gì đó. 

Amanda Levison, một nhà tư vấn chuyên nghiệp đến từ Neurofeedback và Trung tâm Tư vấn ở Harrisburg, Penn, chia sẻ rằng: “Tâm lý của sự dễ thương cho rằng, chúng ta thấy những thứ dễ thương khi chúng đòi hỏi sự chăm sóc của cha mẹ. "Điều này gợi ra phản ứng trong ta về việc chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc các loài động vật còn nhỏ. Nhìn thấy một cái gì đó nhỏ và dễ thương sẽ kích thích các hành vi gắn kết, cùng với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ nó."

Và trong khi lời giải thích về sự tiến hóa ngắn gọn này nghe có lý, sự thu hút của chúng ta đối với các vật thể nhỏ không hoàn toàn là kết quả của mong muốn nguyên thủy - được đóng vai trò như cha mẹ hoặc để nhân giống loài. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phản ứng của chúng ta đối với sự dễ thương không nhất thiết liên quan trực tiếp đến nhu cầu nuôi dưỡng bản năng nào đó, mà là một cảm giác chung chung, tích cực có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tương tác xã hội. Dưới đây là một số cách để giải thích cho điều này.

Do hoocmon

1. Do tác động của Hormone

Một phần của toàn bộ câu chuyện về việc bản thân không thể cưỡng lại được khi nhìn một em bé mắt to tròn chính là vì khi đó cơ thể con người sẽ tiết ra oxytocin — hay còn gọi là “hoóc môn tình yêu” —chất này có liên quan đến việc hình thành các liên kết cảm xúc, Varun Choudhary, bác sĩ tâm thần pháp y giải thích. Nhưng một lần nữa, điều này không ngoại trừ việc thấy trẻ em cười và khi thấy chó con ngáp, mà còn áp dụng cho tình cảm của chúng ta đối với tất cả những thứ nhỏ bé. Khi cơ thể tiết ra oxytocin, chúng ta sẽ cảm thấy yêu đối tượng mà chúng ta bị thu hút”, Pareen Sehat, MC, RCC, một cố vấn lâm sàng và chuyên gia sức khỏe tâm thần tại Vancouver, Canada cho biết.

Oxytocin không phải là hoóc-môn duy nhất có liên quan. Sehat nói: “Dopamin là một trong những hoóc-môn quan trọng nhất tạo nên cảm giác hạnh phúc và bất kỳ phản ứng cảm xúc tích cực nào. “Bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy những thứ nhỏ bé, dễ thương và hấp dẫn, não của chúng ta sẽ tiết ra dopamin.” 

Đây là một ví dụ khác về sinh học tiến hóa theo Tiến sĩ Sam Von Reiche, nhà tâm lý học lâm sàng tại Paramus, NJ, và là tác giả của cuốn sách Rethink Your Shrink: The Best Alternatives to Talk Therapy and Meds, “Bộ não con người được thiết kế để yêu những điều nhỏ bé, dễ thương bằng cách thưởng cho chúng ta một liều Dopamine — khiến chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc — bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy chúng, đồng thời, đảm bảo rằng chúng ta sẽ nhìn nhận chúng như những đứa con nhỏ của mình và muốn chăm sóc, bảo vệ chúng, ”Von Reiche nói. "Điều này đảm bảo sự tồn tại của chúng và cũng như chính sự tồn tại của loài người chúng ta."

Những điều nhỏ nhặt gợi tuổi thơ êm đềm

2. Những điều nhỏ nhặt gợi lại những êm đềm của tuổi thơ

Có một lý do tại sao tất cả chúng ta đều chuyển sang nghe nhạc, phim và chương trình truyền hình của tuổi trẻ trong những ngày đen tối nhất của đại dịch COVID-19: Nỗi nhớ có thể là một nguồn an ủi tuyệt vời. Nhưng nó không đòi hỏi một cuộc khủng hoảng toàn cầu để chúng ta bị thu hút bởi những đồ vật gợi nhớ chúng ta về thời thơ ấu. Tiến sĩ Choudhary nói: “Mọi người có thể trải qua những cảm xúc khác nhau với một đối tượng tùy thuộc vào những cảm xúc đã in sâu vào ký ức. “Ví dụ, một đứa trẻ nhận được một chiếc đồng hồ Chuột Mickey từ cha mẹ và sau đó liên tưởng đến những bức tượng nhỏ về Chuột Mickey với cảm giác thoải mái và an toàn”.

Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta đã trải qua nhiều thập kỷ hình thành sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ với các đối tượng bên ngoài, điều mà Tiến sĩ Choudhary nói là một phần của quá trình phát triển thần kinh của chúng ta. “Các nhà phân tâm học gọi chúng là ‘vật thể chuyển tiếp’ vì chúng là nguồn tạo cảm giác an toàn, khi ta xử lý và tìm hiểu về thế giới,” ông giải thích, đồng thời lưu ý rằng những vật dụng này thường nhỏ, như búp bê, chăn hoặc quả bóng. Tuy nhiên, như chúng ta đã học được từ cốt truyện của series phim Toy Story, có một thời điểm khi trẻ em không còn yêu thích đồ chơi của chúng nữa. Tiến sĩ Choudhary tiếp tục: “Khi chúng ta già đi, nhu cầu tìm kiếm sự an toàn bên ngoài giảm đi, khi thế giới nội tâm của chúng ta trở nên phong phú hơn."

Mặc dù điều này có ý nghĩa, và ý tưởng rằng trong thời gian căng thẳng, chúng ta tìm về với những thứ mang lại cho chúng ta sự thoải mái khi còn nhỏ cũng vậy. Và nó không cần phải giống hệt một con gấu bông hoặc đồ chơi mà chúng ta đã chơi khi còn nhỏ — hoặc thậm chí là một món đồ chơi nào đó khác. Nó có thể là một phiên bản thu nhỏ của một món đồ. Ông nói: “Trong tiềm thức, chúng ta liên kết tích cực những đồ vật nhỏ bé với sự an toàn và thoải mái mà chúng mang lại cho chúng ta trong giai đoạn đầu đời."

3. Chúng ta thấy sợ hãi và ngạc nhiên

Bộ não của chúng ta thường bị thu hút bởi sự độc đáo và khác thường. Những vật thể nhỏ bé thu hút sự chú ý của chúng ta bởi vì chúng rất phi thường; Carla Marie Manly, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Sonoma County, Calif, cho biết: “Chính vì vậy, tâm trí ta nhận thấy vật thể nhỏ bé này hấp dẫn, dễ thương và đáng yêu. Nhưng nó gợi lên cảm giác bình thường và kỳ quặc cùng một lúc. ”

Đó cũng là những gì Gail Saltz, MD, một bác sĩ tâm thần và phó giáo sư tâm thần học tại Bệnh viện Trưởng lão New York Weill-Cornell School of Medicine, gọi là "yếu tố kinh ngạc", hoặc tự hỏi làm thế nào trên thế giới một cái gì đó thường to lớn như vậy lại có thể được tạo ra ở một kích thước nhỏ như vậy. Bà nói: “Nhìn thấy một kỳ quan hoặc kỳ tích khiến chúng ta gợi nhớ ra những con người tuyệt vời, tài năng, sáng tạo đã khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu như thế nào. “Nhìn thấy thứ gì đó khiến chúng ta sử dụng trí tưởng tượng của mình và độc đáo đến mức nó mang lại cho chúng ta niềm vui, giống như nghệ thuật, nó đã trở thành một kỳ quan sáng tạo”.

4. Chúng đẹp và không gây nguy hiểm

Là con người, chúng ta muốn có cảm giác kiểm soát được ít nhất một số khía cạnh trong cuộc sống của mình (mặc dù trên thực tế, chúng ta không thực sự như vậy). Theo Brian Wind, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư trợ giảng tại Đại học Vanderbilt, đây là một yếu tố khác tạo nên sức hấp dẫn của những món đồ nhỏ gọn. "Nó cũng có thể liên quan đến thực tế là chúng ta thường có cảm giác kiểm soát và thể hiện quyền lực đối với những thứ nhỏ hơn."

Cùng suy nghĩ đó, Levison chỉ ra rằng chúng ta bị thu hút bởi “sự bất lực của chúng không có khả năng gây ra mối đe dọa cho chúng ta.” Những thứ nhỏ bé không chỉ khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn vì chúng ta không thấy bị đe dọa bởi chúng, mà chúng còn có thể mang lại cho chúng ta sự tự tin đi kèm với cảm giác kiểm soát hoặc thống trị (ngay cả khi cảm giác đó được kích hoạt bởi một trong những chiếc chai được phép mang lên máy bay của hãng nước sốt Tabasco).

Tâm lý học dễ thương - Chúng biểu hiện cho sự thật

5. Chúng là biểu tượng cho sự thật

Ở một cấp độ khác, một số người có thể bị thu hút bởi các bức tiểu họa vì họ không có tiền hoặc quyền tiếp cận các phiên bản đời thực. Manly giải thích: “Mặc dù chúng ta không thể có được một số vật phẩm nhất định như một con cú mèo, một chiếc xe đua đắt tiền hoặc một bức tượng khổng lồ, nhưng một bản sao thu nhỏ có thể mang lại những phần thưởng cảm xúc đáng kinh ngạc."

Đây cũng là một trong những lý do khiến mọi người mua rồi tặng hoặc sưu tập những món quà lưu niệm sang trọng khi họ ra khỏi một thành phố. Bà cho biết thêm: “Một số đồ vật nhỏ trong chuyến du lịch của một người — chẳng hạn như tháp Eiffel — có thể mang lại cảm giác kết nối với các sự kiện quan trọng trong cuộc sống và những người đã chia sẻ hành trình với chúng ta”. “Tùy thuộc vào nhu cầu bên trong của một người và sự gắn bó với một đồ vật nhất định, một đồ vật thu nhỏ có thể mang lại cảm giác thích thú, hài lòng và thậm chí là xoa dịu cảm xúc”.

Ban Biên Tập YOURE Blog

Nguồn: ToMo - Learn Something New 

Tác giả:  Elizabeth Yuko

Link bài gốc: This Is Why We Love Tiny Things: The Psychology of Cuteness | Real Simple

Dịch giả: Nguyễn Cao Nhật Minh - ToMo - Learn Something New 

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Cao Nhật Minh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 
Trước Thói quen vi mô: Cách tạo ra những thói quen bền lâu Sau Vận May Đóng Vai Trò To Lớn Hơn Bạn Nghĩ – Con Đường Đến Với Thành Công Không Chỉ Nằm Ở 100% Thực Lực

Tìm kiếm bài viết

Like Facebook

Bài đọc nhiều

Quản trị danh tiếng

Quản trị danh tiếng trong bảo vệ thương hiệu cá nhân

Small restaurant in Montevideo

019. Restaurant Vocabulary

Mastery - Robert Greene YOUREORG Blog

Đôi dòng về cuốn ‘Mastery’ của Robert Greene

Adverbs of Frequency - Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

012. Adverbs of Frequency – Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

Bài gần đây

Vì Sao Bạn Không Nghe Được Tiếng Anh?

Con Bọ Cánh Cứng Và Hành Trình Trao Quyền Của Cha Mẹ

Tự học – Bạn là người dẫn đường

Bài viết liên quan

Thầy giáo Lê Hoàng Phong và mẹ Hạnh

Người mẹ nuôi biến đứa trẻ mồ côi thành ‘thủ lĩnh trẻ’

cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh

Vì sao cố nhân nói: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”?

“ Đừng gọi chó khi no, đừng quá tốt với người”

Lời khuyên của tổ tiên: “Đừng gọi chó khi no” còn nửa câu sau kinh điển hơn…

Định luật cây tre

Tại sao “Định luật cây tre” đơn giản nhưng 90% người không làm được?

Đời người Đến ngẫu nhiên, đi tất nhiên và thuận theo tự nhiên

Đời người: Đến ngẫu nhiên, đi tất nhiên và thuận theo tự nhiên

Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân

Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân, hãy học cách nắm bắt chính mình

Hiểu lầm về tự tử

Những hiểu lầm về tự tử

Bỏ điện thoại xuống giúp sống lâu hơn

Bỏ điện thoại xuống giúp ta sống lâu hơn

Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực của mình

Theodore Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực của mình

Roosevelt và cuộc chiến tranh Mỹ Tây Ban Nha

Theodore Roosevelt và cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ

Theodore Roosevelt và cuộc sống đầy nghị lực

Tuổi thơ của Theodore Roosevelt

Con người có thể chạy nhanh đến mức nào

Con Người Có Thể Chạy Nhanh Đến Mức Nào?

Logo mới 2024 Trắng

LIÊN HỆ

  • contact@youre.vn
  • 28A1 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 077.99.111.68
  • Website chính: www.youre.org.vn

mạng xã hội

Facebook
Linkedin
Instagram
Youtube

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG: Ông Lê Hoàng Phong

Copyright 2021 © All rights Reserved. Designed by YOUREORG.

viVI
en_USEN viVI