Chuyển tới nội dung
Logo Your-E
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love
Menu
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love

Bí quyết nhận dạng đúng một Giảng Viên Giỏi

  • Tháng 7 5, 2021
  • 1:30 chiều
  • No Comments
Dấu hiệu nhận biết một giảng viên giỏi - YOURE Blog

Với kinh nghiệm trải qua nền giáo dục của Việt Nam và Anh, mình xin có vài đúc kết về nhận thức và trăn trở của mình với nền giáo dục đại học tại Việt Nam và định nghĩa của “Giảng viên giỏi”. Góc nhìn của mình chỉ dành cho các ngành ngoài khối nghiệp vụ sư phạm, cụ thể là các ngành Khoa học Xã hội.

1. Giảng viên tại Anh là những nhà nghiên cứu xuất sắc, nhưng họ không cần phải giảng dạy thu hút:

Mình chưa từng học giáo sư nào tại Anh mà không có công trình nghiên cứu trong nhiều năm. Ngay cả giảng viên trẻ nhất mình từng học (thầy tầm khoảng 30) cũng đã có 10 bài viết xuất bản. Theo luật Giáo dục Đại học tại Anh thì để đứng lớp chính thức, giảng viên phải có học vị tiến sĩ. Với cương vị này, giảng viên đứng lớp với tư cách là chuyên gia về môn học mà học dạy/ hay chủ đề mà học thuyết giảng; vì thế, chất lượng nội dung được ưu tiên hơn hẳn cách truyền đạt. GV hoàn toàn có thể gây mê SV mà không chịu tổn thất gì về điểm đánh giá của họ. Ngay cả khi SV làm phiếu feedback vào cuối môn thì cũng không hề có hạng mục cho việc GV có làm bạn có động lực học hay GV có làm bạn thích hay không. Quan trọng hơn hết, trong quan điểm này, đó là GV có đủ trình độ chuyên môn để dạy cho SV hay không.

Thoáng nghe, bạn sẽ cảm thấy kì lạ, nhưng nếu đặt điều này vào môi trường tự học cao độ và nặng nề học thuật như ở Anh thì các bạn sẽ thấy sự liên quan. Những trường trong top 20 của Anh theo các Bảng xếp hạng đa phần không có các môn học ứng dụng. SV được thừa nhận là tự chủ trong việc tìm ra niềm yêu thích học tập và say mê nghiên cứu và những thống kê về sự hài lòng của SV thì đa phần là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như cở sở vật chất, hoạt động SV, quản lý v.v chứ không phải chỉ đánh giá phần thể hiện của GV. Với kinh nghiệm của mình thì GV dù có chán đi nữa thì cùng lắm bạn chỉ cần chịu đựng học tầm 1hr-1.5hr (trừ khi bạn học Luật haha) nên cũng không dã man lắm hehe. Bù lại, ngoài những giờ lên giảng đường, trường quy định có những seminars bắt buộc để SV trao đổi thêm với các bạn và GV. Ngoài ra, GV cũng luôn có khung giờ mở cửa (open-door hours), để SV có thể ghé qua trao đổi chi tiết hơn nếu muốn.

Mình cảm thấy điều này rất hợp lý, tuy nhiên nếu nhìn vào cả hệ thống thì SV phải tự vận động khá nhiều trong việc học và nếu bạn không có được điều này thì ok, bye :))

Giảng viên tại Việt Nam chưa chắc đã đủ chuyên môn nhưng cứ bị bắt phải thú vị

Khi chính thức bước vào giảng đường Đại học tại VN với tư cách là GV thì thú thật mình bị shock văn hóa nhẹ. Trước hết, việc Bộ Giáo dục quy định Học vị Thạc sĩ được làm GV chính đứng lớp đã là một chuyện khó tưởng. Thạc sĩ mà không có nghiên cứu khoa học cũng rất nhiều. Tức nghĩa là bạn chất level của những vị thạc sĩ này chưa chắc đủ cao hơn để dạy SV!!! Bạn có thể than phiền là vì VN không có nhiều Tiến sĩ để đứng lớp, nếu cho là thật thì những người Thạc sĩ đứng lớp phải có ý thức tự trau dồi và thăng tiến hơn trong con đường nghiên cứu của mình. Đó mới là quan trọng! (Viết đến đây mình thấy mình thật sự không xứng đáng đứng lớp đại học đâu, mình luôn nghĩ là mình chưa đủ giỏi cho giảng đường, nhưng vẫn “chai mặt” bám nghề haha)

Thôi thì thạc sĩ còn học lên tiến sĩ được, nhưng cái mình lo ngại là những cái “nhọt” trong nhận thức về GV tại VN. NHỌT 1: Ấn tượng đầu tiên khi bạn nghe 2 chữ “giảng viên” là gì? Cool? Giỏi quá? Hahaha đấy chính là cái tiếng thơm trong đời mà ai cũng muốn! Thế là người người nhà nhà ráng chen cho vô các chức “Giảng viên”. Nhưng mình hỏi thật nhé, có GV nào suy nghĩ là họ làm giáo dục vì cái gì ko? Giáo dục xuất phát từ chữ Educatio trong tiếng Latin nghĩa là “sự nuôi dưỡng để phát triển”. Vậy nếu chúng ta đi dạy vì nghề này nghe cool thì mình có đang sống đúng giá trị của chức danh này? Làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng SV khi mà chính chúng ta cũng chả quá giỏi về những gì chúng ta dạy?

NHỌT 2: Từ việc không có giá trị giáo dục trong giảng dạy, nền giáo dục đại học có 1 bộ phận các GV kém chuyên môn nhưng có những cách “thấp kém” hơn để bám trụ với nghề giáo. Có những người chọn cách “dễ dãi” như ông Bụt, bà Tiên làm gì cũng cho qua môn. Nhờ họ mà SV học cách ỷ lại, và nghĩ rằng cuộc sống thật dễ dàng, cứ hãy “luôn vui tươi” haha. Có những người chọn cách “truyền cảm hứng”, vô lớp toàn chém gió đạo lý blah blah mà chả thèm đi vào nội dung chuyên môn. Nhờ họ mà SV học cách lấp liếm, lươn lẹo haha. Có những người chọn cách “gây cảm tình” (appeal to emotion), thuyết phục sv bằng trò chơi và các câu đùa kịch cỡm như những thằng hề. Nhờ những người như họ mà SV đánh đồng GV với luôn cả SV, mọi người nhào vào chơi chung nào haha. Ủa, vậy thật chất SV chẳng những chả có thêm kiến thức chuyên môn mà cũng có những nhận thức sai lầm về nhân cách. Toang thật các ông giáo ạ!

Tất cả những điều trên cho thấy một nền giáo dục mà GV làm trung tâm và không có sự tôn trọng với SV – mà chính SV là những người đón nhận dịch vụ giảng dạy này. Thật nực cười! Điều này làm mình nhớ đến HỘI THI GIẢNG VIÊN GIỎI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TOÀN QUỐC mà mình vừa tham gia. Chả khác gì 1 cái show 3 ngày =)) Các bạn thử nghĩ giúp mình tính “sư phạm” qua các phần thi này nhé:

A. Hiểu biết sư phạm: Cho sẵn câu hỏi gạo bài.

B. Xử lý tình huống: Rất nhiều vấn đề được đưa ra nhưng không hề có góp ý chuyên môn từ Giám khảo để giảng viên rút kinh nghiệm.

C. Chào hỏi/Năm khiếu: Nhảy nhót, ca múa

D. Tài năng cá nhân: Múa, hát, quản trò, đọc ráp, cho xe cán qua người… Tưởng đâu đang coi Vietnam Got Talent version giảng viên.

E. Thiết kế hoạt động giảng dạy: Ngoài 7749 câu hỏi từ giám khảo thì cũng không có feedback gì hết, cũng không có giao lưu giữa các giảng viên.

F. Hùng biện: Không phải là những bài “sến súa” nói chuyện với SV năm 1 và năm 4 thì là những bài mô phạm không dẫn chứng.

Các bạn nghĩ là mình có nâng cao được kĩ năng sư phạm qua 6 phần thi này không? Là 1 người GV, tôi học được gì về sư phạm?
Mình xin đính kèm lời chúc mừng mà hôm qua mình mới được nhận “Ôi giảng viên bây giờ không chỉ cần có chuyên môn mà cần phải giỏi văn nghệ” :v (mèo méo meo mèo méo 😼)
NHỌT 3: Bạn sẽ tự hỏi nếu nát bét thế này thì sao xã hội lại dung túng. À là vì VN bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo “Tôn sư trọng đạo”. Mình không có ý phê phán hoàn toàn quan niệm này nhưng có nhiều cá nhân lợi dụng nó để “tuyệt đối hóa” kiến thức của họ và từ đó cho họ cái quyền đứng trên SV dù là gì đi nữa. Ngược lại, đa số các bạn SV ở VN cũng mù quán tin rằng những gì đang được đưa cho họ là hợp lý. Còn nếu số ít các bạn cố đưa quan điểm để tranh luận thì lại bị cho là “bắt bẻ thầy” và cho là “hỗn”. Thử hỏi thầy giấu dốt thì làm sao dạy cho trò có đủ chính trực đối diện với các yếu kém của mình để cải thiện?

3. Công thức cho một giảng viên giỏi

Cho đến khi những cái nhọt này bị nhổ đi thì may ra nền giáo dục đại học của VN mới có sự tiến bộ. Mình viết ra đây không phải để nói nền giáo dục của Anh là tiên tiến hơn, nhưng là muốn suy nghĩ về 1 sự kết hợp của cả 2 style giảng dạy của Anh và VN và thêm sự đầu tư về phương pháp giảng dạy. Nếu kết hợp tất cả mọi thứ, mình xin phép đưa ra 1 công thỨc tạm thời cho thế nào là giảng viên giỏi”
🖋️– GIỎI CHUYÊN MÔN và luôn có tinh thần trau dồi chuyên môn (đạt được học vị nhờ nghiên cứu và tạo ra kiến thức đóng góp cho nhân loại chứ không phải là “tiến sĩ giấy” nhé): Đây là điều kiện cần và tiên quyết trước khi chúng ta bàn tiếp về các yếu tố khác.
🖋️– TÔN TRỌNG VÀ QUAN TÂM đến đối tượng đón nhận dịch vụ: Nếu GV chỉ lo giảng và giảng thì thật chất họ chẳng thể làm tốt công việc truyền đạt thông tin bằng chị Google trong thời đại này. Vì thế, GV cần mang yếu tố con người vào bài giảng của họ và cho SV thấy rằng họ được quan tâm như những cá thể riêng biệt
🖋️– ĐÓN NHẬN sự thay đổi và khuyến khích tranh luận: GV không là tuyệt đối mà SV hoàn toàn có thể giúp cho GV có thêm những kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong thời đại của sự thay đổi, GV phải chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn để đối thoại với SV. GV cũng phải thay đổi dựa trên từng đối tượng SV cũng như là qua các giai đoạn phát triển khác nhau, như thế mới tạo nên sự phát triển bền vững cho chính nghề giáo này.

🖋️– Cho thêm TÍ GIA VỊ: Các truyền đạt, không thể phủ nhận, là rất quan trọng để SV có thể đón nhận tốt nhất nên GV nên suy nghĩ cách làm cho những bài giảng của mình gần gũi với SV hơn, nhờ đó không chỉ SV có lợi mà sợi dây liên kết của GV-SV cũng được bảo đảm hơn.

Kết bài: Mình không phải là 1 giảng viên giỏi nhưng mình có thể nói là mình đang cố gắng phát triển để được như vậy.

Nguyên Lê - Giám đốc học thuật YOURE

Trước TOP 4 trang web FREE giúp phát triển vốn từ vựng Sau Thế nào là một môn học hữu ích?

Tìm kiếm bài viết

Like Facebook

Bài đọc nhiều

Yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Bốn yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Tháng mười một 6, 2021

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng: “Giá như học mà không trải qua

Adverbs of Frequency - Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

012. Adverbs of Frequency – Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

Tháng 10 1, 2022

Among the different types of adverbs, adverbs of time and adverbs of frequency are

Education insights 8 YOUREORG Blog

Tương lai của giáo viên trong kỷ nguyên AI: Đồng hành hay thay thế?

Tháng 12 18, 2024

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi mọi khía cạnh của xã hội,

Public narrative Marshall ganz Harvard YOUREORG blog

Public Narrative là gì?

Tháng 12 17, 2024

“Câu chuyện của bạn có thể thay đổi thế giới.” Đó không chỉ là

Bài gần đây

Vì Sao Bạn Không Nghe Được Tiếng Anh?

Con Bọ Cánh Cứng Và Hành Trình Trao Quyền Của Cha Mẹ

Tự học – Bạn là người dẫn đường

Logo mới 2024 Trắng

LIÊN HỆ

  • contact@youre.vn
  • 28A1 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 077.99.111.68
  • Website chính: www.youre.org.vn

mạng xã hội

Facebook
Linkedin
Instagram
Youtube

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG: Ông Lê Hoàng Phong

Copyright 2021 © All rights Reserved. Designed by YOUREORG.

viVI
en_USEN viVI