Chuyển tới nội dung
Logo Your-E
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love
Menu
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love

Lối tắt nào để cải thiện phát âm?

  • Tháng 7 6, 2021
  • 5:12 chiều
  • No Comments
Cải thiện phát âm - Blog YOURE

[GÓC HÓT CA] 
/prəˌnʌn.siˈeɪ.ʃən/ Đã là người học tiếng Anh thì chắc chắn bạn đã từng thấy qua những ký tự lùng nhùng này rồi đúng hông? Thoạt nhìn thì bạn sẽ thấy chả có gì phải quan tâm nhưng nếu bạn muốn thật sự nắm kỹ cách phát âm tiếng Anh thì bạn cần phải hiểu những kí tự này, và tất cả chúng được tập hợp lại trong bảng Phonemic Chart sau. Version này mình lấy từ Alba English và mình thấy dễ nhìn dễ hiểu nhất vì đầy đủ màu sắc minh họa cho các điểm khác nhau.
Đều đầu tiên các bạn cần phân biệt là âm và chữ không giống nhau. Nguyên âm “a” này mình có thể đọc thành nhiều âm nguyên âm như /ae/ /a:/ hay /ə/ etc. tùy vào chữ
1 vài số liệu cũng sẽ cho chúng ta được hiểu rõ hơn sự không tương thích giữa chữ và âm.
C̼ó̼ ̼b̼a̼o̼ ̼n̼h̼i̼ê̼u̼ ̼c̼h̼ữ̼ ̼t̼r̼o̼n̼g̼ ̼t̼i̼ế̼n̼g̼ ̼A̼n̼h̼?̼ ̼=̼=̼>̼ ̼2̼6̼ ̼(̼l̼e̼t̼t̼e̼r̼s̼)̼
̼C̼ó̼ ̼b̼a̼o̼ ̼n̼h̼i̼ê̼u̼ ̼â̼m̼ ̼t̼r̼o̼n̼g̼ ̼t̼i̼ế̼n̼g̼ ̼A̼n̼h̼?̼ ̼=̼=̼>̼ ̼4̼4̼ ̼(̼s̼o̼u̼n̼d̼s̼)̼

Các âm trong tiếng Anh

Như vậy, chúng ta KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĐOÁN CÁCH PHÁT ÂM KHI GẶP 1 TỪ MỚI. rong 1 post trước, mình có nhắn nhủ các bạn nên đoán nghĩa của từ, nhưng với cách phát âm thì ko bao giờ nhé. Nhiều bạn (vì lười or quá tự tin) nên chọn cách đoán phát âm và định bụng là sai thì sửa có gì đâu mà phiền. Mình thì lại nghĩ thế này: Khi bạn sửa 1 lỗi sai, bạn phải xóa đi cái mình biết để ghi lại kiến thức đúng: như vậy rõ ràng công sức các bạn bỏ ra còn nhiều hơn việc tra từ điển để tra cách phát âm đúng.Chưa kể, bạn có chắc là bạn sẽ sửa được hoàn toàn ko? Nếu ko được, bạn lại phải chịu đựng 1 lỗi hệ thống (fossilised error) và lỗi này càng để lâu càng khó sửa.  

Nếu bạn cần chỉnh sửa lại phát âm thì hãy tự hỏi bản thân là mình đã nói được chuẩn hết 44 âm trong bảng này chưa. À mà khi các bạn bắt đầu học phát âm Tiếng Anh, mình mong các bạn bỏ ngay suy nghĩ phiên âm từ Anh sang Việt kiểu fater => “pha đờ” vì đây là lỗi hệ thống siêu lớn của 1 bộ phận người học ngoại ngữ. Nói nôm na, 2 ngôn ngữ này có tư duy khác nhau, BẠN HÃY NHÌN 1 NGÔN NGỮ BẰNG TƯ DUY CỦA NÓ CHỨ KHÔNG PHẢI QUA LĂNG KÍNH CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ. 

Cải thiện phát âm - Blog YOURE

Quay lại Phonemic Chart, bảng này được chia làm âm nguyên âm (vowel sounds) – 3 dòng trên và âm phụ âm (consonant sounds) – 3 dòng dưới. Trong âm nguyên âm lại chia thành âm đơn và âm ghép.

+ ÂM NGUYÊN ÂM là âm mở, nhẹ nhàng thoải mái. Các bạn chỉ cần để ý phối hợp các phần sau (1) hình dáng miệng (2) vị trí môi (3) hàm dưới thì âm sẽ tự bật ra đúng. Chi tiết cụ thể thì các bạn có thể coi hình mình trích ra từ sách “WORK ON YOUR ACCENT” – 1 cuốn sách xuất sắc cho các bạn tự luyện pronunciation).

A/ Chắc chắn các bạn đã từng thấy khó chịu với việc phát âm những âm dài (long vowels), thường có dấu“:” trong phiên âm. Đây là 1 nét khó trong việc điểu chỉnh phát âm nguyên âm. Nhiều bạn lầm tưởng âm dài thì phát âm dài ra thì được. Không có nha. Thiệt ra nó nằm ở việc các bạn chỉnh hình dáng miệng của mình đã đúng chưa mà thôi. Các bạn có thể nhìn cặp đôi huyền thoại /I/ or /i:/ trong hình sẽ thấy sự khác nhau. Các /bích/ đã thấy sự khác nhau chưa? (just kidding hehe)

B/ Nguyên âm ghép (diphthongs): cái này đọc giống tiếng Việt quá đúng ko? Nhớ đợt nào có bạn GV (đã bị phốt :3) hướng dẫn phát âm từ “train” thành “tren” cười muốn xỉu nè :)) Mình thấy đây là 1 sự thừa nhận RẤT sai lầm, vì nguyên tắc đọc âm ghép là mình bật âm ra bằng âm 1 và kết thúc bằng âm 2. Quay lại với “train” /trein/, đây là âm ghép /ei/, như vậy các bạn cần đọc được đúng âm /e/ và âm /I/, sau đó ghép chúng lại với nhau trong cùng 1 phách, đó sẽ là âm nguyên âm ghép.

+ ÂM PHỤ ÂM: mệt mỏi nữa nha, vì lúc này các bạn cần vận dụng hết các phần còn lại trong việc phát âm eg. Lưỡi, môi. Việc phân loại còn mệt mỏi hơn nha. Sau đây, mình tóm tắt lại theo cách ngôn từ của mình chứ ko dùng đúng thuật ngữ chuyên môn nha vì mình thấy version của mình dzui hơn haha 😃

1/ ÂM DỄ VĂNG NƯỚC BỌT (explosive sounds) eg. /p/ /k/ /d/
2/ ÂM RUNG ĐIỆN THOẠI (friction sounds) eg. /f/ /v/ /z/
3/ ÂM NGHẸT MŨI (nasal sounds) eg. /ng/ /m/ /n/
4/ ÂM CONG (lưỡi) (side sounds) eg. /l/
5/ ÂM THẲNG (lưỡi) (open sounds) eg. /j/ /w/

6/ ÂM GHÉP (combination) eg. /tsh/ /dj/

Tuy nhiên trong Phonetic Chart, âm phụ âm được chia đơn giản hơn là ‘VOICED” (âm rung) or ‘UNVOICED” (âm gió). 1 cách nói khác là “no air” or “air”. Chia thế này đơn giản và dễ kết hợp với 2 điểm grammar quan trọng là cách phát âm ‘ed’ cho regular verbs trong quá khứ và cách phát âm ‘s’ cho plural noun or verb ngôi thứ 3 số ít trong hiện tại. Nguyên Tắc cụng đơn giản lắm: HƠI RA THÌ RA LUÔN, ÂM RUNG THÌ RUNG TRONG HỌNG LUÔN =))) Hồi đó mình cũng thấy mọi người nghĩ ra thần chú học phát âm s và ed nhưng mình thấy xàm nên chả học. Sau này nhận ra chân lý thì thấy là việc học thần chú đúng là ko hiệu quả thật :))) lúc phát âm thì thời gian đâu là gạo lại thần chú để phát âm cho đúng, cứ nhớ là PHÁT ÂM CHO XUÔI MIỆNG là được.

Eg. “laugh” /laf/ –> /f/ là âm unvoiced –> laughed /laft/ và laughs /lafs/

Nói chứ các bạn thử đọc /lafd/ và /lafz/ coi, cảm giác đọc xong muốn trẹo lưỡi =))

Nào đến phần luyện tập

Công cụ:
1/ Cái gương để nhìn miệng mình chứ ko phải để make-up nghen
2/ Điện thoại (smartphone càng tốt) để ghi âm & tra từ chứ ko phải để livestream nghennn
3/ Nguồn kiến thức:
Youtube: Cô Rachel, BBC Tim’s Pronunciation Workshop

Sách: “Work on your Accent” và “English Pronunciation in Use” (nhớ nghe/coi file nghe)

Kết luận:
– BỚT LƯỜI tra từ điển, lười luyện tập, lười để tâm
– LẮNG NGHE những nguồn hướng đáng tin cậy
– TIẾP THU các nhận xét và sự hướng dẫn
– NHÌN NHẬN các khuyết điểm và sửa đổi
– MỞ MIỆNG ko mở miệng nói thì làm sao giỏi được nè?

Lời cuối: ĐỪNG TIN VÀO NHỮNG LỜI QUẢNG CÁO CHỈ CẦN NÓI VẦY THÌ SẼ NGHE TÂY NÈ. Dồm clip thấy đơn giản hen, chứ để đạt được level đó thì cần nhiều yếu tố nhỏ đã được master từ trước haha
HỌC PHÁT ÂM KO CÓ ĐƯỜNG TẮT, MÀ ĐI TẮT THÌ LẮC TỐI NGÀY, TỰ CHỊU NHA :))
Peace :3

Nguyên Lê - Giám đốc học thuật YOURE

Trước Tại sao các doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân? Sau World Book and Copyright Day celebrates ‘fundamental importance’ of literature

Tìm kiếm bài viết

Like Facebook

Bài đọc nhiều

Yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Bốn yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Tháng mười một 6, 2021

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng: “Giá như học mà không trải qua

Adverbs of Frequency - Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

012. Adverbs of Frequency – Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

Tháng 10 1, 2022

Among the different types of adverbs, adverbs of time and adverbs of frequency are

Education insights 8 YOUREORG Blog

Tương lai của giáo viên trong kỷ nguyên AI: Đồng hành hay thay thế?

Tháng 12 18, 2024

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi mọi khía cạnh của xã hội,

Public narrative Marshall ganz Harvard YOUREORG blog

Public Narrative là gì?

Tháng 12 17, 2024

“Câu chuyện của bạn có thể thay đổi thế giới.” Đó không chỉ là

Bài gần đây

Vì Sao Bạn Không Nghe Được Tiếng Anh?

Tháng 3 10, 2025

Bạn đã bao giờ thử nghe một bộ phim tiếng Anh mà không bật

Con Bọ Cánh Cứng Và Hành Trình Trao Quyền Của Cha Mẹ

Tháng 2 24, 2025

Vào chủ nhật ngày 23/2/2025, thầy Lê Hoàng Phong – Nhà sáng lập, Giám

Tự học – Bạn là người dẫn đường

Tháng 2 23, 2025

Bài viết của thầy Phong – đăng trên trang nhất của báo Thanh Niên,

Logo mới 2024 Trắng

LIÊN HỆ

  • contact@youre.vn
  • 28A1 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 077.99.111.68
  • Website chính: www.youre.org.vn

mạng xã hội

Facebook
Linkedin
Instagram
Youtube

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG: Ông Lê Hoàng Phong

Copyright 2021 © All rights Reserved. Designed by YOUREORG.

viVI
en_USEN viVI