ONLINE DICTIONARIES: be a wise user!
Điều tiên quyết đầu tiên khi tra từ điển là các bạn cần biết từ điển sẽ cho chúng ta những thông tin gì. Các bạn hãy coi hình 1 nhé. Các bạn thử nối những thông tin (1-->8) với lại nội dung trong screenshot từ điển kế bên nhé. Sau khi làm xong thì hẵng qua hình 2 nha.
Một từ điển quy chuẩn thì cần cung cấp đủ các thông tin nêu trên. Từ đó, mình rút ra những từ điển các bạn nên thận trọng khi sử dụng:
1. Dictionary.com
Trang này hay được built-in dạng app cho smartphone nên mình thấy học trò mình hay dùng để tra từ lắm nè. Tuy nhiên, mình thấy từ điển này có vài điểm bất cập: (a) phiên âm không theo phonemic symbols, nhìn rất khó hiểu và không chuyên nghiệp (b) phần nghĩa không đề cập cụ thể và ít ví dụ giúp người tra hiểu các collocations đi kèm.
=> Dùng nếu bạn quá lười để tìm hiểu các loại từ điển khác, và đương nhiên sự lười đó sẽ thể hiện độ hiểu biết thật sự của bạn về từ vựng.
2. Thesaurus.com
Chuyên cung cấp các từ đồng nghĩa. Đây thường được nhầm tưởng là chìa khóa vạn năng khi các bạn muốn paraphrase một nội dung gì đó. Đành rằng, nội dung thật tiện lợi cho các bạn nó đã list ra hết các từ đồng nghĩa, gần nghĩa cho từ bạn tìm, tuy nhiên bạn không chỉ như con vẹt chọn đại 1 từ trong danh sách synonyms này để paraphrase. Hậu quả ra sao thì các bạn coi thêm video này cho rõ nè https://youtu.be/LcM4zWiikKQ (hài hước xỉu :)))
Bây giờ qua đến các trang uy tín nhé:
3. OXBRIDGE
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/
https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/
2 bộ từ điển cho các thông tin tổng quát nhất về 1 từ vựng. Điểm mình thích nhất ở 2 bộ này là cái CEFR level cho từng từ (vụ này Cambridge làm nhiều hơn Oxford nè). Thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu được từ nào được đanh giá là từ cao cấp (advanced vocabulary), tránh tình trạng lầm tưởng cứ từ dài thì mới hay mới sang. Nói chung là 10/10 rồi, tuy nhiên cũng nhiều bạn than là nhiều chữ quá đọc mợt :))
=> Bookmark và cài app trên điện thoại để dùng nhiều nha.
4. Word Family Framework của British Council
tiện thể nói về CEFR, đây là từ điển giúp các bạn tra được đầy đủ level của từ vựng theo nhiều cách dùng và các từ vựng trong cùng nhóm từ gia đình.
Click vào đây để xem hướng dẫn sử dụng chi tiết nè
=> Thích hợp cho các bạn muốn nâng cao trình độ từ vựng, chú trọng vào chuyện học từ sâu và hướng tới cách dùng từ cao cấp.
5. Longman
Phần trình bày xuất sắc màu sắc rõ ràng giúp bạn phân biệt các loại thông tin cần thiết của 1 từ điển. Về phần trình bày này thì Longman hơn hẳn Oxbridge nha, nên bạn nào than Oxbridge đọc nhiều chữ rối quá thì bay qua đây. Chưa kể còn có phần voice cho nội dung nên rất thích hợp để kết hợp tra từ với luyện pronunciation và listening. Tuy nhiên, Longman không có CEFR level cho từ vựng nha.
=> Dành cho các tâm hồn thích màu sắc sặc sỡ và muốn kết hợp nhiều task một lúc.
6. Vocabulary.com
Nhiều bạn hay “quằn quại” khi chuyển từ tra từ điển Anh-Việt sang Anh-Anh, trang này là giải pháp nè. Không nhiều thông tin như các trang khác, từ điển này tập trung vào việc giải thich nghĩa từ dễ hiểu. À, đây cũng là trang rất hữu ích cho các bạn nào phải đọc các tài liệu có những từ ngữ siêu phức tạp. Giải nghĩa đơn giản bất ngờ.
=> Thích hợp cho các bạn mới làm quen với từ điển Anh-Anh hoặc các bạn học SAT.
7. Oxford Collocations
Nếu bạn đã biết nghĩa từ và có nhu cầu biết nhiều cách sử dụng từ or đơn giản là muốn kiểm tra coi cách dùng này của mình hợp lý chưa thì trang web này đi luôn vào trọng tâm
=> Cho các bạn gặp khó khăn trong việc dùng từ, dùng bổ trợ trong khi các bạn đang làm prouctive tasks (speaking & writing)
8. Merriam-Webmaster
Tương tự như Oxbridge or Longman, MERRIAM-WEBSTER cho những thông tin căn bản của 1 từ bằng cách rất ngắn gọn. Ở dưới nghĩa từ thì trang này hay có giới thiệu về lịch sử của từ và các ví dụ kinh điển trong corpus.
=> Thích hợp cho các bạn thích nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ và thích sự cô đọng.
9. Urban Dictionary
Khi nghĩ tới từ điển là đã thấy ngán rùi. Ồ nhưng sự ra đời của URBAN DICTIONARY chắc chắn sẽ thay đổi quan điểm này. Tra từ mà dzui gì đâu, đọc cười như truyện cười :)) Và vì chỉ cho dzui nên lưu ý đừng vác mấy khái niệm này vô academic context kiểu IELTS hay viết luận tại trường nha.
=>Cho các tâm hồn cần giải trí nhưng nhớ là vui thôi đừng vui quá.
Hy vọng là qua chia sẻ này các bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn hợp lý về từ điển cho phù hợp với trình độ và mục đích của mình nhé