Chuyển tới nội dung
Logo Your-E
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love
Menu
  • Education Insights
  • Scholarship Secrets
  • Beyond English
  • Books We Love

Tư duy đúng về kỹ năng viết

  • Tháng 7 5, 2021
  • 4:07 chiều
  • No Comments
Tư duy đúng về kỹ năng viết 2

Bàn chuyện viết lách thì có rất nhiều dạng, nhưng hôm nay mình xin nói tí về sự viết trong phạm vi của IELTS Writing & luận văn nghiên cứu khoa học, theo cách nhìn và trải nghiệm của mình.

1. Cải thiện kỹ năng viết bằng cách đọc

Chả có gì chúng ta tự nhiên là biết cả, nên để sản xuất ra ngôn ngữ ở dạng nói hay viết thì chúng ta đều cần phải hấp thụ được ngôn ngữ trước đã. Thế nên, cách để tiếp cận được với cách viết tốt nhất là đọc các dạng bài tương tự với dạng đề mình cần phải viết, và đương nhiên là chúng ta cần chọn các nguồn đọc đáng tin cậy

VD: Để nâng cao IELTS Writing Task 2 thì chúng ta cần nên đọc các bài báo nghị luận như mục Op-ed trong các tờ báo như The Economist/ The Newyork Times etc.

Tuy nhiên chỉ đọc ko còn chưa đủ. Chúng ta cần tổng hợp hệ thống các kiến thức, tự vựng và cấu trúc và nên áp dụng từng bước vào các lần luyện tập viết của mình.

2. Viết phải có mục đích

Làm gì thì chúng ta cũng cần xác định mục đích rõ ràng; nếu không, thì chả khác nào chúng ta sẽ “lạc trôi” giữa dòng viết lách haha. Làm sao để xác định mục đích? Đọc đề cho kĩ tí là ra nè: từ việc chủ đề cho tới mục đích.

VD: IELTS Writing task 2 phân biệt rất rõ về những điểm này. Cụ thể là phần đầu tiên sẽ đưa cho chúng ta topic & scope, và phần còn lại đưa task rõ ràng.

Mình rất tâm đắc với câu nói của 1 người giáo sư tại trường đại học sau khi thầy chấm bài viết nghị luận đầu tiên của mình vào năm nhất: “Write to inform, not to impress. I want to read your argument, not these flowery words.”

3. Viết phải biết đối tượng

Tương tự với logic ở câu trên, chúng ta không chỉ biết mục đích mà còn phải đi kèm với việc thấu hiểu người đọc. Trong trường hợp IELTS Writing thì audience này được giới thiệu qua rubric chấm điểm, với việc viết NCKH thì sẽ bám vào các tiêu chuẩn của giảng viên hay viện khoa học đặt ra. Càng hiểu rõ đối tượng thì chúng ta càng dễ “chinh phục” được đối tượng hơn. Ah và đứng bao giờ thừa nhận là người đọc sẽ hiểu ý tưởng của chúng ta mà không cần giải thích. Sự thừa nhận này khiến chúng ta ỷ lại, lười triển khai và dẫn đến là sự mơ hồ.

4. Suy nghĩ thành câu

Chỉ khi sắp xếp ý tưởng thành câu thì logic mới được đưa ra rõ ràng. Từ đó, chúng ta mới đánh giá được sự logic của lập luận. Theo cá nhân mình thì làm outline cho 1 bài nghị luận thì chúng ta nên xuất phát từ 1 câu (thường là câu phức) chứa đủ luận điểm chính của bài, rồi bắt đầu triển khai từ câu gốc này.

LUYỆN TẬP: "Practice makes perfect."

Với những kĩ năng thực hành như viết lách thì thật sự là không làm thì không khá lên được bà con ơi. Chỉ ngồi đó là tưởng tượng là mình đang viết bài thì sẽ không dẫn đến sự tiến bộ được. Nhưng các bạn sẽ than thở là không có thời gian nè, mệt mỏi quá nè, khó quá nè. Ok tại sao chúng ta ko chia nhỏ những thử thách này ra nhỉ? Các bạn có thể viết nhiều lần cho 1 câu hỏi, mỗi lần viết sẽ là mỗi lần chúng ta cải thiện hơn 1 xíu: (1) chỉnh câu (2) chỉnh ý (3) chỉnh từ (4) chỉnh độ mạch lạc. Nếu các bạn có giáo viên để feedback thì rất tốt rồi, nhưng nếu các bạn tự học thì hoàn toàn có thể tự check được các điểm ngữ pháp và từ vựng nhờ từ điển và có thể trao đổi học thuật thêm với bạn bè.

Tư duy đúng về kỹ năng viết - YOURE Blog
"The Right Mindset" dưới góc nhìn của tác giả.

Đấy là “The right mindset” trong việc viết theo góc nhìn của mình. Hy vọng nhận được thêm ý kiến trao đổi từ mọi người và mong các bạn sẽ xác định được mindset phù hợp cho hoạt động viết của bản thân. 🥰

Nguyên Lê - Giám đốc học thuật YOURE

Trước Thế nào là một môn học hữu ích? Sau Cách cải thiện tính mạch lạc và gắn kết khi viết bài luận

Tìm kiếm bài viết

Like Facebook

Bài đọc nhiều

Yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Bốn yếu tố quyết định thành công khi đi thi

Tháng mười một 6, 2021

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng: “Giá như học mà không trải qua

Adverbs of Frequency - Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

012. Adverbs of Frequency – Learn Meaning, Definition and Usage with Examples

Tháng 10 1, 2022

Among the different types of adverbs, adverbs of time and adverbs of frequency are

Education insights 8 YOUREORG Blog

Tương lai của giáo viên trong kỷ nguyên AI: Đồng hành hay thay thế?

Tháng 12 18, 2024

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi mọi khía cạnh của xã hội,

Public narrative Marshall ganz Harvard YOUREORG blog

Public Narrative là gì?

Tháng 12 17, 2024

“Câu chuyện của bạn có thể thay đổi thế giới.” Đó không chỉ là

Bài gần đây

Vì Sao Bạn Không Nghe Được Tiếng Anh?

Tháng 3 10, 2025

Bạn đã bao giờ thử nghe một bộ phim tiếng Anh mà không bật

Con Bọ Cánh Cứng Và Hành Trình Trao Quyền Của Cha Mẹ

Tháng 2 24, 2025

Vào chủ nhật ngày 23/2/2025, thầy Lê Hoàng Phong – Nhà sáng lập, Giám

Tự học – Bạn là người dẫn đường

Tháng 2 23, 2025

Bài viết của thầy Phong – đăng trên trang nhất của báo Thanh Niên,

Logo mới 2024 Trắng

LIÊN HỆ

  • contact@youre.vn
  • 28A1 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 077.99.111.68
  • Website chính: www.youre.org.vn

mạng xã hội

Facebook
Linkedin
Instagram
Youtube

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG: Ông Lê Hoàng Phong

Copyright 2021 © All rights Reserved. Designed by YOUREORG.

viVI
en_USEN viVI